Đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách hình sự

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 81 - 83)

3.1. Các yêu cầu bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối vớ

3.1.2. Đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách hình sự

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 đã xác định hoàn thiện chính sách hình sự là một trong các phương hướng lớn của cải cách tư pháp:

Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người [4]. Theo TSKH.GS. Lê Văn Cảm thì khái niệm chính sách hình sự được hiểu: Chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là một phần của chính sách xã hội (nói chung), đồng thời là chính sách pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự (nói riêng) bao gồm tổng thể 05 chính sách cấu thành là chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự, chính sách pháp luật về phòng chống tội phạm và chính sách pháp luật về tổ chức, hoạt động của một số cơ quan tư

pháp hình sự - với tư cách là những phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm nhằm thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự, bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do của con người và của công dân, cũng như các lợi ích của xã hội và của Nhà nước bằng các ngành luật về tư pháp hình sự [10, tr.35].

Mục đích của những phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự suy cho cùng chính là để đạt được 20 chữ vàng, đó là “xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Và QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt phải đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách hình sự nói chung, chính sách pháp luật hình sự nói riêng. Điều này có ý nghĩa chính trị - xã hội và pháp lý, cũng như ý nghĩa khoa học – thực tiễn, được thể hiện ở một số điểm như sau:

Thứ nhất, nền tảng các tư tưởng pháp lý tiến bộ của nền văn minh nhân loại chính là công bằng và nhân đạo, dân chủ và pháp chế. Do vậy, đáp ứng các nguyên tắc của QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt cũng chính là đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách hình sự (Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc cá thể hóa hình phạt).

Thứ hai, QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt phải đảm bảo phù hợp với việc hoạch định chính sách hình sự của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, dựa trên những cơ sở khoa học – thực tiễn khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu của công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Đây chính là một trong những điều kiện chủ yếu và cần thiết để xây dựng Nhà nước pháp quyền thành công. Bởi lẽ, QĐHP là một trong những khâu pháp lý

quan trọng nhất để giải quyết một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật vấn đề TNHS của một người phạm tội.

Thứ ba, xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn xã hội nói chung, thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự nói riêng, Nhà nước ta đã tiến hành pháp điển hóa BLHS và BLTTHS lần thứ ba vào năm 2015 cho phù hợp với các quan hệ xã hội đang tồn tại. Và việc QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt cũng phải phù hợp với thực tiễn đó, ví dụ: BLHS 2015 đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội cướp tài sản, và các hình phạt được áp dụng chủ yếu là giảm hình phạt tù giam, tăng hình phạt không phải tù giam.

Như vậy, QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đáp ứng yêu cầu thực hiện chính sách hình sự là một biện pháp cần thiết và quan trọng nhằm QĐHP đúng. Qua đó, chúng ta có thể sử dụng đúng và đủ pháp luật hình sự (đủ liều lượng và đúng pháp luật) [33, tr.18] vào việc bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 81 - 83)