Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám đốc xét xử, kiểm

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 96 - 104)

3.2. Một số giải pháp bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối vớ

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám đốc xét xử, kiểm

sát xét xử

Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của Tòa án là một trong những phương thức hữu hiệu để nâng cao chất lượng trong hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và hoạt động QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính

chất chiếm đoạt nói riêng. Việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của đội ngũ Thẩm phán có thể được thực hiện bằng các phương thức:

- Tăng cường sự kiểm tra giám sát nội bộ

Hàng năm, TAND tối cao cần tổng kết, tập hợp những tồn tại hạn chế, vi phạm trong việc QĐHP nói chung, QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng để chỉ ra nguyên nhân của những vi phạm tồn tại. Từ đó, có biện pháp, phương hướng chỉ đạo chung trong toàn ngành nhằm rút kinh nghiệm, tránh để xảy ra những sai phạm tương tự. Đối với những vấn đề còn nhiều cách hiểu, chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật khi QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt; TAND tối cao cần có văn bản chỉ đạo thống nhất áp dụng trong toàn ngành hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tiễn, khắc phục những nguyên nhân dẫn tới tồn tại, sai phạm.

Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của Tòa án cấp trên (TAND TP. Hải Phòng) đối với cấp dưới (TAND các quận, huyện), của lãnh đạo Tòa án đối với các Thẩm phán để kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của Tòa án cấp dưới hoặc vi phạm, sai lầm của các Thẩm phán; qua đó có những các biện pháp nhằm chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục những vi phạm hoặc khen thưởng kịp thời những thành tích của các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Lãnh đạo Tòa án TP. Hải Phòng cần tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm bằng hình thức trực tuyến để tất cả các Thẩm phán, Thư ký được tham dự phiên tòa, cùng học hỏi và rút kinh nghiệm về kỹ năng điều khiển phiên tòa; duy trì tổ chức tổng kết công tác xét xử các loại vụ án hình sự 2 đến 3 lần/năm, để kịp thời chỉ ra những sai sót và tháo gỡ những vướng mắc; chỉ đạo các đơn vị và Thẩm phán xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật nhằm làm cho hình phạt được quyết định vừa đúng pháp luật, vừa hợp tình,

hợp lý và phù hợp với thực tế khách quan, mang lại hiệu quả cao nhất mục đích của hình phạt.

- Tăng cường công tác kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát

Đa số tồn tại hạn chế của các Thẩm phán trong việc QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại TP. Hải Phòng được phát hiện thông qua công tác kiểm sát của Viện kiểm sát, thể hiện bằng công tác kháng nghị phúc thẩm và kháng nghị giám đốc thẩm. Trong thời gian tới để tăng cường công tác kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án thì cũng cần quan tâm đến việc nâng cao năng lực trình độ của các Kiểm sát viên. Hai ngành Tòa án, Viện kiểm sát cần tập hợp những vướng mắc cả về thực tiễn và vướng mắc do bất cập của các quy định pháp luật trong việc QĐHP để tổ chức hội thảo, thảo luận về những vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong quá trình áp dụng, từ đó rút kinh nghiệm để không xảy ra những sai phạm tiếp theo.

- Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan, tổ chức và nhân dân

Bản chất nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tất cả hoạt động của các cơ quan nhà nước đều đặt dưới sự kiểm tra giám sát của nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Không chỉ có vậy, việc tăng cường sự kiểm tra giám sát của các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân còn được thể hiện trong Nghị quyết 08/NQ – TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, cụ thể:

5- Huy động sự tham gia rộng rãi và tích cực của nhân dân vào công tác tư pháp, nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân, các tổ chức xã hội và nhân dân đối với các cơ quan tư pháp. ...

Tăng cường sự giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân, của các tổ chức xã hội và của nhân dân đối với công tác tư pháp.

Công tác giám sát của Quốc hội, của hội đồng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp tập trung vào việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bắt, tạm giữ, tạm giam, truy tố, xét xử, thi hành án và giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tư pháp [2, Mục II, điểm B, khoản 5].

Việc tăng cường và nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, QĐHP của các Thẩm phán nói chung, QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt nói riêng. Kết quả kiểm tra giám sát của các cơ quan tổ chức có thể được lấy làm một trong các tiêu chí để phân loại đánh giá chất lượng Thẩm phán.

KẾT LUẬN

QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là việc Tòa án lựa chọn loại hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và có thể cả hình phạt bổ sung) với mức hình phạt cụ thể trong phạm vi các Điều 168 đến Điều 175 của BLHS để áp dụng đối với người có hành vi phạm tội. QĐHP được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra và các tình tiết thực tế của vụ án được thể hiện trong quá trình xét xử, dựa trên các nguyên tắc và các căn cứ quyết định hình phạt với tính chất là những đòi hỏi của luật có tính bắt buộc Toà án phải tuân thủ nhằm đảm bảo việc quyết định hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân người phạm tội và khả năng giáo dục cải tạo người phạm tội, đảm bảo đạt được các mục đích của hình phạt khi áp dụng đối với người phạm tội.

Thực tiễn xét xử các vụ án về tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong thời gian qua tại TP. Hải Phòng cho thấy sự nỗ lực rất lớn từ phía Tòa án nhân dân các cấp tại TP. Hải Phòng để đề ra những đường lối xử lý phù hợp, có quyết định hình phạt đúng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử. Thể hiện ở việc số vụ án bị hủy, bị cải sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm là không quá nhiều. Đặc biệt, không có vụ án về các tội xâm phạm sở hữu nào bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn TP. Hải Phòng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế do cả nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan. Do vậy đặt ra vấn đề cấp thiết là cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hình sự có liên quan tới việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tình chất chiếm

đoạt, đồng thời không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; tăng cường hoạt động giám đốc kiểm tra, kiểm sát xét xử để góp phần bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Mặc dù khả năng hiểu biết vẫn còn những hạn chế nhất định, tuy nhiên với nỗ lực của mình, tác giả đã cố gắng phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng. Đồng thời đưa ra quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm góp phần bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trên địa bàn TP. Hải Phòng. Khép lại luận văn, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Thầy giáo, PGS.TS Trịnh Tiến Việt cùng các thầy, cô giáo

của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành trung ương Đảng (2010), Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.

2. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội.

5. Nguyễn Mai Bộ (2010), các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. C.Mác – Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb, Sự thật Hà Nội. 7. Lê Văn Cảm (2000), “Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh”

Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 8. Lê Văn Cảm (chủ biên) (2020), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Đại

học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh (Lý luận, Lời giải mẫu và 350 bài tập thực hành), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Lê Văn Cảm (2019), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự,

(phần chung) giáo trình sau đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 11. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên) (2017), Bình luật khoa học Bộ luật Hình sự

12. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999, Hà Nội.

13. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999, Hà Nội.

14. Dương Tuyết Miên (2021), Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb Tư pháp.

15. Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, tập 1, Nxb Lao động, Hà Nội.

16. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội. 17. Quốc hội (1992), Hiến Pháp, Hà Nội. 18. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

19. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 20. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 21. Quốc hội (2013), Hiến Pháp, Hà Nội.

22. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 23. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

24. Trần Văn Sơn (1996), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Hà Nội.

25. Tòa án nhân dân tối cao (2017), Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số

01/2017-GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017.

26. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019.

27. Tòa án nhân dân tối cao (2019), Công văn số 212/ TANDTC-PC ngày 13/9/2019.

28. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999, Hà Nội.

29. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.

31. Phạm Minh Tuyên (2018), Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự, Nxb Thanh Niên.

32. V.I. Lê-nin (1979), Toàn tập, Tập IV, Nxb Tiến bộ Mátxcơva.

33. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

34. Trịnh Tiến Việt (2019), Trách nhiệm hình sự và loại trừ trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị quốc gia sự thật Hà Nội.

35. Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp và Nxb Từ điển bách khoa.

36. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

37. https://cand.com.vn/doanh-nghiep/Dich-COVID-19-anh-huong-den-10- nghin-lao-dong-o-Hai-Phong-i575400/.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 96 - 104)