Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 88 - 91)

3.2. Một số giải pháp bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối vớ

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở

hữu có tính chất chiếm đoạt và quyết định hình phạt

QĐHP là một hoạt động quan trọng của Tòa án, thông qua hoạt động này các hình phạt đã được BLHS quy định sẽ được áp dụng trên thực tế đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, cùng với định tội danh thì QĐHP là sự thể hiện cao nhất, tập trung nhất việc áp dụng pháp luật hình sự vào đấu tranh chống tội phạm. Nếu Tòa án QĐHP không đúng, không tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội đã gây ra hoặc không phù hợp với nhân thân người phạm tội thì sẽ làm giảm hiệu quả của

hình phạt, cụ thể như: người phạm tội bị kết án sẽ không thấy được tính đúng đắn của bản án từ đó không tích cực lao động cải tạo để trở thành người có ích khi tái hòa nhập cộng đồng, gây dư luận xã hội không tốt, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với pháp luật, không động viên, phát huy được sức mạnh của quần chúng tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; hoặc xa hơn nữa là không bảo đảm mục đích của hình phạt. Qua phân tích các nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế của Tòa án hai cấp tại TP. Hải Phòng trong việc QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt; có nhiều quy định hiện hành cần phải được hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn và đảm bảo đạt được mục đích của hình phạt. Trong đó có một số giải pháp sau:

Thứ nhất, định tội danh đúng đối với từng tội phạm cụ thể trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt thì mới có QĐHP phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Cụ thể đối với vấn đề chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản (Điều 171) sang tội cướp tài sản (Điều 168) theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 như đã phân tích ở phần nguyên nhân thì tác giả đồng tình với quan điểm: Trong trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản mà bị phát hiện và bị đuổi theo hoặc bị vây bắt nhưng vẫn cố tình giữ lại tài sản, đồng thời lại có hành vi hành hung chủ tài sản và những người khác đang vây bắt thì cần phải được chuyển hóa thành tội cướp tài sản, không nhất thiết phải có điều kiện là giành lại được tài sản như Thông tư trên hướng dẫn. Bởi lẽ hành vi phạm tội này đã thỏa mãn dấu hiệu dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản của tội cướp tài sản, vì lúc này mục đích của người phạm tội không chỉ là nhằm tẩu thoát mà còn là cố tình chiếm đoạt tài sản đến cùng, và như vậy hành vi ấy đã xâm phạm đến liền lúc cả hai khách thể là quyền sở hữu và quyền nhân thân.

Thứ hai, qua nghiên cứu các bản án đã xét xử về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt của Tòa án 02 cấp tại TP. Hải Phòng; tác giả thấy còn nhiều trường hợp bỏ sót không áp dụng hoặc áp dụng không đúng các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội khi QĐHP, dẫn tới hình phạt được quyết định chưa phù hợp với người phạm tội về điều kiện, khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội, thậm chí không đạt được mục đích của hình phạt.

Nguyên nhân là do các đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội chưa được quy định cụ thể trong những điều luật riêng biệt mà nằm xen kẽ trong các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc là yếu tố định tội, định khung hình phạt. Vì vậy, để yếu tố nhân thân người phạm tội được xem xét đánh giá một cách tương xứng, tránh bỏ sót hoặc không được coi trọng khi QĐHP, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng căn cứ nhân thân người phạm tội được thống nhất thì các nhà làm luật cần xác định và đưa vào BLHS một hệ thống các tình tiết thuộc về yếu tố nhân thân người phạm tội cụ thể như: độ tuổi, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, điều kiện và đặc điểm vùng miền sinh sống, thái độ sau khi phạm tội …

Thứ ba, một số tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 BLHS hiện nay còn có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất giữa các Tòa án. Thực tiễn áp dụng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS tại TP. Hải Phòng, tác giả thấy cần phải thống nhất áp dụng theo đúng hướng dẫn Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số 01/2017-GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 như sau: “Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào”. Theo đó, Tòa án tối cao cũng đã liệt kê rõ những trường hợp sau không được coi là phạm tội lần đầu, gồm: (1) trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích; hoặc (2) chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc (3) chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách

nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau. Như vậy, không có trường hợp “người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý” thì không được coi là phạm tội lần đầu. Ngoài ra, khoa học luật hình sự đã minh chứng rất rõ ràng rằng: một người có hành vi phạm tội và bị coi là có tội phải căn cứ vào bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án. Chính vì một quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải là một bản án có hiệu lực của Tòa án, cho nên hành vi của một người đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý thì hành vi ấy không phải là phạm tội, và ở lần phạm tội này họ phải được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là “phạm tội lần đầu” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 BLHS.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)