8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm chính của đề tài
1.2.3. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là những tác động sƣ phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới ngƣời đƣợc giáo dục (học sinh) để bồi dƣỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu xã hội.
Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của ngƣời đƣợc giáo dục" [14, Tr 30].
Giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục, có nhiệm vụ rèn luyện lý tƣởng, ý thức, thói quen và hình thành ở học sinh các phẩm chất đạo đức nhƣ lòng nhân ái, yêu tổ quốc, yêu lao động, tính trung thực, khiêm tốn, tự trọng, dũng cảm, vv. GDĐĐ gắn chặt với giáo dục tƣ tƣởng - chính trị, giáo dục pháp luật và giáo dục trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động hƣớng nghiệp. Đƣợc thực hiện bằng hai con đƣờng chủ yếu: (1)Dạy cho học sinh những tri thức về các chuẩn mực đạo đức. (2)Tổ chức các hoạt động và giao lƣu qua đó hình thành hành vi và thói quen đạo đức. Sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội tạo ra môi trƣờng giáo dục tích cực đối với GDĐĐ.
Bản chất giáo dục đạo đức là chuỗi tác động có định hƣớng của chủ thể giáo dục và yếu tố tự giáo dục của học sinh, giúp học sinh nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trong cuộc sống, trong hoạt động, thông qua giao lƣu nhân cách con ngƣời mới đƣợc hình thành và phát triển.
Nhƣ vậy, GDĐĐ là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà GD và yếu tố tự GD của ngƣời học để trang bị cho học sinh tri thức - ý thức đạo đức, niềm tin và tình cảm đạo đức và quan trọng nhất là hình thành ở các em hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội.