Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng trung học cơ sở thông qua hoạt

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động

Hoạt động câu lạc bộ; Tổ chức trò chơi; Diễn đàn; Sân khấu tƣơng tác; Tham quan dã ngoại; Các hội thi; Hoạt động giao lƣu; Hoạt động nhân đạo; Hoạt động tình nguyện; Hoạt động cộng đồng; Sinh hoạt tập thể; Lao động công ích; Sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...); Thể dục thể thao; Tổ chức các ngày hội; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan thực tế...

Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.

1.3.6. Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh thông qua việc đánh giá bài thu hoạch ghi chép quá trình học của học sinh, qua các giai đoạn nhận nhiệm vụ học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập, qua bài kiểm tra sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập tại vị trí tổ chức tiết học ngoài nhà trƣờng, hoạt động học tập trải nghiệm, qua tinh thần và thái độ học tập của học sinh khi tham gia.

Đánh giá kết quả công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL dựa trên những thông tin thu thập đƣợc từ quá trình hoạt động, thể hiện năng lực và sự sáng tạo của học sinh, nghiên cứu sản phẩm của học sinh, đặc biệt là sản phẩm thực hành và ứng dụng.

Mục đích của đánh giá là để khẳng định mức độ trƣởng thành, tiến bộ của học sinh về các năng lực, phẩm chất so với yêu cầu, mục tiêu giáo dục, từ đó kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và tập thể học sinh nỗ lực vƣơn lên trong rèn luyện, trong học tập và hoạt động xã hội.

Nội dung đánh giá kết quả hoạt động của học sinh THCS bao gồm: Đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể học sinh.

Nội dung đánh giá cá nhân

Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về nội dung trong các chủ đề của hoạt động, đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực,... của học sinh khi tham gia hoạt động, đánh giá về các kĩ năng của học sinh trong việc thực hiện các hoạt động.

Đánh giá việc thực hiện có hiệu quả và những đóng góp của học sinh vào thành tích chung của tập thể.

Nội dung đánh giá tập thể

Đánh giá về tinh thần tham gia ý thức hợp tác và cộng đồng trách nhiệm; đánh giá về công tác chuẩn bị công tác tổ chức hoạt động, đánh giá về thành tích, kết quả, những ƣu điểm, nhƣợc điểm của từng tổ, nhóm, của từng lớp, tập thể.

Nó còn cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa cho giáo viên về nhu cầu của học sinh. Khi học sinh trở thành ngƣời tự giám sát độc lập, giáo viên cần đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan hệ đối tác, hợp tác với mỗi học sinh để vẫn có thể đồng hành và có định hƣớng sâu sắc.

Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để giáo viên điều chỉnh các hoạt động phù hợp, đặc biệt đánh giá tạo ra động lực thúc đẩy sự nỗ lực rèn luyện, phấn đấu, tự hoàn thiện của mỗi học sinh. Kết quả đánh giá đƣợc sử dụng và có ảnh hƣởng đến việc đánh giá và xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối mỗi học kì và năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)