8. Cấu trúc luận văn
2.5. Đánh giá chung về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.5.1. Ưu điểm
Từ các kết quả khảo sát ở trên, tập thể sƣ phạm nhà trƣờng có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao đối với công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để giáo GDĐĐ cho HS, nhằm giúp các em tiến bộ hơn. Qua đó mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Nhiều HS đƣợc giáo dục tốt ở gia đình, ở trƣờng học rất nhiều em có ý thức, tƣ cách đạo đức tốt làm hạt nhân ở các lớp. Phần lớn các em HS đều ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, vâng lời ông bà, cha mẹ và thầy cô; có tinh thần giúp đỡ bạn, có lòng nhân ái; xây dựng đƣợc quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh
Về nhận thức mục tiêu, tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL đƣợc phần lớn đa số các đối tƣợng đánh giá quan trọng và rất cần thiết, đây là điều kiện cần để chủ thể quản lý tác động hiệu quả lên khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc hiệu quả nhất định.
Về các nội dung giáo dục công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL cũng đƣợc áp dụng linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, sáng
tạo của học sinh.
Về các phƣơng pháp, hình thức, các nguyên tắc tổ chức, các lực lƣợng tham gia giáo dục và các điều kiện tổ chức các hoạt động cũng đƣợc quan tâm và đánh giá quan trọng.
Công tác chỉ đạo, kiểm tra của các trƣờng đã có sự chỉ đạo thống nhất từ Chi bộ, Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể tới các tổ nhóm chuyên môn và toàn thể giáo viên trong trƣờng.
Lãnh đạo nhà trƣờng cơ bản đã quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL và hoạt động này cũng đã mang lại một số kết quả tốt.
2.5.2. Hạn chế, tồn tại
Nhìn chung, công tác quản lý GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL vẫn còn những tồn tại nhƣ:
Vẫn còn một số cán bộ quản lý và giáo viên chỉ chú tâm vào việc truyền thụ các tri thức khoa học và bỏ qua hoàn toàn việc tổ chức công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL, còn đối phó khi Ban giám hiệu kiểm tra.
Việc quản lý nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức thực hiện ở mức độ khá, nội dung các hoạt động này vẫn chƣa thực hiện một cách đồng đều.
Phƣơng pháp và hình thức chƣa phong phú, còn đơn điệu, sơ sài, chƣa hấp dẫn nên hiệu quả chƣa cao chỉ ở mức khá, HS chƣa thấy đƣợc tác dụng hiệu quả của các phƣơng pháp trong việc rèn luyện bản thân.
Việc bồi dƣỡng năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức cho giáo viên còn bị xem nhẹ, chƣa đƣợc đầu tƣ. Do đó kỹ năng tổ chức cho giáo viên bị hạn chế nên họ thƣờng bám sát nội dung hƣớng dẫn của sách giáo viên, việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chƣa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời.
Vai trò các lực lƣợng giáo dục chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ.
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Mức độ nhận thức, cũng nhƣ khả năng tổ chức công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL của đội ngũ giáo viên còn chƣa đồng đều, công tác điều hành công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL của cán bộ quản lý các trƣờng trong nhà trƣờng chƣa hiệu quả.
Công tác phối hợp giữa cá nhân, tổ chức bên trong và ngoài nhà trƣờng còn mang nặng tính hình thức, thiếu tính kế hoạch nên dễ bị động trong việc phối hợp thực hiện.
Các hoạt động còn mang tính rập khuôn, máy móc, thiếu sự sáng tạo, việc đổi mới nội dung, hình thức có thực hiện nhƣng chƣa đi vào chiều sâu nên chƣa thu hút đƣợc sự tham gia tích cực từ phía HS.
Khâu kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động đôi khi còn bị xem nhẹ, nên chất lƣợng hoạt động chƣa cao.
Phần lớn giáo viên thực hiện công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội không đƣợc đào tạo nghiệp vụ tổ chức mà đôi khi chỉ mới đƣợc bồi dƣỡng chuyên đề nên kỹ năng tổ chức hoạt động rất hạn chế.
2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh, góp phần giáo dục toàn diện và định hƣớng nghề nghiệp, phân luồng học sinh nhƣng trên thực tế chƣa có một tiêu chuẩn nào trong đánh giá thi đua của các trƣờng, nội dung hƣớng nghiệp còn xem nhẹ và đa số học sinh chọn nghề nghiệp theo ý của gia đình nên xem nhẹ nội dung hƣớng nghiệp GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.
Việc đánh giá của nhà trƣờng, đánh giá giáo viên và học sinh chủ yếu căn cứ vào kết quả của hoạt động dạy - học nên các trƣờng chỉ quan tâm đến
chất lƣợng dạy học mà ít quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL và đa số hạnh kiểm của học sinh đều xếp loại khá, tốt nên các tiêu chí để đánh giá không đƣợc quan tâm đúng mức.
Hình thức kiểm tra đánh giá, khen thƣởng cho hoạt động này chƣa rõ ràng, chƣa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu. Có lúc, có nơi hình thức kiểm tra, đánh giá chƣa đƣợc quan tâm và hầu nhƣ không thực hiện. Nhà trƣờng chỉ quan tâm đến việc thực hiện đầy đủ nội dung chƣơng trình.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong quá trình khảo sát thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi nhận thấy rằng công tác này đã có nhiều kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên còn một số hạn chế nhƣ:
Tổ chức công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL đƣợc thực hiện theo chƣơng trình của Bộ GD&ĐT nhƣng còn mang nặng tính hình thức nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của học sinh và mục tiêu giáo dục đề ra, chƣa phát huy đƣợc tính chủ động sáng tạo của học sinh. Đặc biệt một số hình thức, phƣơng pháp, nội dung hoạt động chƣa nhận đƣợc sự tham gia đông đảo của các em một phần vì các em e ngại, phần khác là do nhà trƣờng ít tổ chức và các bậc phụ huynh chỉ hƣớng các em vào hoạt động học văn hóa, ít cho các em tham gia vào các hoạt động khác.
Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL đã đƣợc các trƣờng thực hiện, tuy nhiên chƣa có tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, các biện pháp chƣa đồng bộ, việc kiểm tra chƣa thƣờng xuyên nên chƣa mang lại hiệu quả nhất định.
Chƣa phát huy hết sức mạnh của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng tham gia tổ chức. Nhận thức của một bộ phận ngƣời dân còn hạn chế, chƣa hiểu công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL là nhƣ thế
nào, hoạt động này nhằm mục đích gì nên còn e dè, kìm hãm sự phát triển của học sinh. Đa phần các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cùng tham gia tổ chức chƣa có nghiệp vụ sƣ phạm nên hiệu quả tổ chức chƣa cao.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính để tổ chức các hoạt động còn thiếu rất nhiều.
Các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã cơ bản thực hiện đƣợc mục tiêu tổ chức công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL cho học sinh, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc mục tiêu của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể và hƣớng đến thực hiện chƣơng trình cải cách sách giáo khoa năm 2020, hoạt động giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL nói riêng vẫn chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, việc quản lý công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn chƣa đi vào nề nếp và chƣa có chiều sâu. Điều này đã ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động và ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.
Vì vậy cần khắc phục những hạn chế nêu trên và có những biện pháp quản lý một cách hợp lý, khoa học để phát huy vai trò hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, tâm lý và hƣớng nghiệp cho học sinh.
Để nâng cao hiệu quả công tác GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tác giả đã xác định một số vấn đề cần giải quyết. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp quản lý ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 3:
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN
LỚP Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH