8. Cấu trúc luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.3.1. Vài nét về công tác khảo nghiệm
Các biện pháp mà luận văn đã đề cập đến là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng công tác GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL và quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trên, chúng tôi đã tiến hành trƣng cầu ý kiến 16 HT/PHT và 160 GV.
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS trong những năm qua, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lý trong giai đoạn đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện học sinh. Để khẳng định giá trị hợp lý, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, chúng tôi đã khảo nghiệm giá trị của các biện pháp theo quy trình:
Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến về tính hợp lý và tính khả thi
Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra. Tiến hành trƣng cầu ý kiến các cán bộ quản lý và giáo viên ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Số lƣợng khách thể điều tra: 176 ngƣời.
Bước 3: Phát phiếu điều tra.
Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hƣớng kết quả nghiên cứu. Để đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, định lƣợng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm nhƣ sau:
- Mức độ hợp lý: rất hợp lý: 4 điểm; hợp lý: 3 điểm; ít hợp lý: 2 điểm; không hợp lý: 1 điểm.
- Mức độ khả thi: rất khả thi: 4 điểm; khả thi: 3 điểm; ít khả thi: 2 điểm; không khả thi: 1 điểm.
- Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra. Mức 1: giá trị trung bình từ 3,51 – 4: Rất hợp lý/ Rất khả thi
Mức 3: giá trị trung bình từ 2,5- cận 3,0: Ít hợp lý/ Ít khả thi Mức 4: giá trị trung bình dƣới 2,5: Không hợp lý / Không khả thi