Thực trạng quản lý nội dung công tác giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung công tác giáo dục đạo đức cho học

thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Bảng 2.11. Đánh giá về nội dung, chƣơng trình và tƣ liệu thực hiện công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.

STT Nội dung Mức độ X Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chƣa đạt 01 2.11.1 130 36 10 0 648 3,68 1 02 2.11.2 115 57 4 0 639 3,63 3 03 2.11.3 126 43 7 0 647 3,67 2 04 2.11.4 87 84 5 0 610 3,47 4 * Ghi chú:

2.11.1. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.11.2. Căn cứ vào đặc điểm đối tượng học sinh, tính chuyên biệt, đặc thù của nhà trường, tình hình thực tế của địa phương, thống nhất với cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường lựa chọn những nội dung giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.11.3. Xây dựng chương trình, nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho phù hợp với kinh nghiệm của giáo viên, nhu cầu của học sinh và thực tế của trường và của địa phương.

2.11.4. Khai thác cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng và tư liệu hiện có của trường để tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, cân đối kinh phí để bổ sung thiết bị, đồ dùng và các tư liệu tổ chức các hoạt động này hiệu quả.

Kết quả khảo sát cho thấy nội dung công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLLđƣợc thực hiện rất tốt ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Đƣợc thể hiện dƣới số liệu thống kê qua bảng 2.11, nội dung GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLLtheo chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đƣợc các trƣờng thực hiện nghiêm túc đƣợc các trƣờng thực hiện thƣờng xuyên với mức độ qua tâm cao với ĐTB là 3,68; xếp thứ hai là xây dựng chƣơng trình, nội dung GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLLcho phù hợp với kinh nghiệm của giáo viên, nhu cầu của học sinh và thực tế của trƣờng và của địa phƣơng ĐTB là 3,67; xếp vị trí thứ ba là nội dung xây căn cứ vào đặc điểm đối tƣợng học sinh, tính chuyên biệt, đặc thù của nhà trƣờng, tình hình thực tế

của địa phƣơng, thống nhất với cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng lựa chọn những nội dung GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL với ĐTB 3,63; xếp vị trí thứ tƣ là khai thác cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng và tƣ liệu hiện có của trƣờng để tổ chức GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL, cân đối kinh phí để bổ sung thiết bị, đồ dùng và các tƣ liệu tổ chức các hoạt động này hiệu quả với ĐTB là 3,47. Nhìn chung việc thực hiện nội dung và chƣơng trình công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL là tốt cần đƣợc duy trì.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Để cho công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao, việc chỉ đạo thực hiện các phƣơng pháp và hình thức tổ chức các hoạt động là hết sức quan trọng, đây là một trong những nội dung tiên quyết quyết định sự thành công của của hoạt động.

Để đánh giá đúng thực trạng quản lý phƣơng pháp và hình thức, chúng tôi đã khảo sát các đối tƣợng và kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.12. Đánh giá về thực trạng quản lý phƣơng pháp và hình thức tổ chức

STT Nội dung Mức độ X Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chƣa đạt 01 2.12.1 94 52 22 8 584 3,32 5 02 2.12.2 90 60 20 6 586 3,33 4 03 2.12.3 115 55 6 0 637 3,62 3 04 2.12.4 145 29 2 0 671 3,81 2 05 2.12.5 80 65 21 10 567 3,22 6 06 2.12.6 71 76 18 11 559 3,18 7 07 2.12.7 81 48 34 13 549 3,12 8 08 2.12.8 18 25 63 68 341 1,94 9 09 2.12.9 153 20 3 0 675 3,84 1 * Ghi chú:

2.12.1. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch. 2.12.2. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức.

2.12.3. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình, phương pháp và hình thức. 2.12.4. Chỉ đạo các bộ phận trong trường phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức. 2.12.5. Chỉ đạo việc giữ gìn và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất hiệu quả.

qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2.12.7. Chỉ đạo lực lượng giáo viên tuyên truyền các lực lượng xã hội cùng tham gia. 2.12.8. Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm.

2.12.9. Chỉ đạo các hoạt động theo chủ điểm

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy các nội dung chỉ đạo hoạt động theo chủ điểm với ĐTB 3,84; chỉ đạo các bộ phận trong trƣờng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong tổ chức với ĐTB là 3,81; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp và hình thức với 3,62; còn các chỉ tiêu chỉ đạo giáo viên đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch; chỉ đạo việc giữ gìn và sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất hiệu quả; chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; chỉ đạo lực lƣợng giáo viên tuyên truyền các lực lƣợng xã hội cùng tham gia, các nội dung này chỉ ở mức khá. Còn nội dung chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm có ĐTB là 1,94 vẫn chƣa đạt. Vì vậy, thực tế này cho thấy trách nhiệm quản lý của đội ngũ cán bộ các cấp chƣa đi sâu, chƣa nắm bắt đƣợc tình hình hiện nay.

2.4.4. Thực trạng quản lý mối quan hệ giữa nhà trường, phụ huynh học sinh và các lực lượng giáo dục khác

Thực tế tại các trƣờng THCS thành phố Quy Nhơn sự phối kết hợp giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng còn hạn chế. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.13. Đánh giá mối quan hệ giữa các lực lƣợng tham gia giáo dục

TT Nội dung Mức độ X Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chƣa đạt 01 2.13.1 129 41 6 0 651 3,69 1 02 2.13.2 113 40 23 0 618 3,51 2 03 2.13.3 80 58 22 16 554 3,14 3 04 2.13.4 60 71 26 19 524 2,98 4 05 2.13.5 40 50 50 36 446 2,53 5 06 2.13.6 14 22 80 60 342 1,94 6 * Ghi chú:

2.13.1. Mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên trong nhà trường 2.13 2. Mối quan hệ các đoàn thể trong nhà trường.

2.13.4. Mối quan hệ chính quyền địa phương với nhà trường.

2.13.5. Mối quan hệ các ban ngành, đoàn thể ở địa phương với nhà trường.

2.13.6. Mối quan hệ các doanh nghiệp, tổ chức, các lực lượng xã hội khác với nhà trường.

Thực tế cho thấy rằng các nội dung này vẫn còn chƣa đồng đều đƣợc hiển thị ở bảng 2.13 trong các mối quan hệ này thì mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên trong nhà trƣờng và mối quan hệ các đoàn thể trong nhà trƣờng. phối hợp tổ chức tốt nhất, đƣợc đánh giá ở mức tốt với xếp vị trí thứ nhất và thứ hai với ĐTB lần lƣợt là 3,69 và 3,51. Mối quan hệ Ban đại diện cha mẹ học sinh với nhà trƣờng, mối quan hệ chính quyền địa phƣơng với nhà trƣờng, mối quan hệ các ban ngành, đoàn thể ở địa phƣơng với nhà trƣờng. cũng đã phối hợp với nhà trƣờng để tổ chức các hoạt động xong chỉ ở mức độ vừa phải với ĐTB lần lƣợt là 3,14; 2,98; 2,53; các doanh nghiệp tổ chức, các lực lƣợng xã hội khác hầu nhƣ không quan tâm phối hợp cho nên chỉ số biểu thị không cao với ĐTB là 1,94.

2.4.5. Thực trạng về các điều kiện và phương tiện hỗ trợ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Trung học cơ sở.

Cơ sở vật chất là điều kiện rất quan trọng cho nhà trƣờng hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo làm tốt công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học sẽ thực sự góp phần nâng cao chất lƣợng các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng.

Bảng 2.14. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, điều kiện tổ chức

TT Nội dung Mức độ X Thứ bậc Tốt Khá Đạt Chƣa đạt 01 2.14.1 50 73 53 0 525 2,98 2 02 2.14.2 82 50 21 25 543 3,06 1 03 2.14.3 20 46 74 6 462 2,62 3 04 2.14.4 8 14 100 54 328 1,86 4 * Ghi chú: 2.14.1: Lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất.

2.14.2: Lập kế hoạch mua sắm bổ sung. 2.14.3: Phân bổ kinh phí cho các hoạt động.

2.14.4: Xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường cơ sở vật chất hỗ trợ cho các hoạt động.

Kết quả điều tra bằng cho thấy việc quản lý xây dựng kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ở mức trung bình. việc lập kế hoạch mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cũng hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm, phân bổ chi phí và xã hội quá giáo dục nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất hỗ trợ cho các hoạt động vẫn ở mức thấp. Từ số liệu thực tế cho thấy rằng phƣơng tiện hỗ trợ trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp chƣa đƣợc quan tâm.

2.5. Đánh giá chung về quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng trung học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.5.1. Ưu điểm

Từ các kết quả khảo sát ở trên, tập thể sƣ phạm nhà trƣờng có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao đối với công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL; rất nhiều thầy cô giáo luôn luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để giáo GDĐĐ cho HS, nhằm giúp các em tiến bộ hơn. Qua đó mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Nhiều HS đƣợc giáo dục tốt ở gia đình, ở trƣờng học rất nhiều em có ý thức, tƣ cách đạo đức tốt làm hạt nhân ở các lớp. Phần lớn các em HS đều ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, vâng lời ông bà, cha mẹ và thầy cô; có tinh thần giúp đỡ bạn, có lòng nhân ái; xây dựng đƣợc quan hệ tình bạn trong sáng lành mạnh

Về nhận thức mục tiêu, tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL đƣợc phần lớn đa số các đối tƣợng đánh giá quan trọng và rất cần thiết, đây là điều kiện cần để chủ thể quản lý tác động hiệu quả lên khách thể quản lý nhằm đạt đƣợc hiệu quả nhất định.

Về các nội dung giáo dục công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL cũng đƣợc áp dụng linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, sáng

tạo của học sinh.

Về các phƣơng pháp, hình thức, các nguyên tắc tổ chức, các lực lƣợng tham gia giáo dục và các điều kiện tổ chức các hoạt động cũng đƣợc quan tâm và đánh giá quan trọng.

Công tác chỉ đạo, kiểm tra của các trƣờng đã có sự chỉ đạo thống nhất từ Chi bộ, Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể tới các tổ nhóm chuyên môn và toàn thể giáo viên trong trƣờng.

Lãnh đạo nhà trƣờng cơ bản đã quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL và hoạt động này cũng đã mang lại một số kết quả tốt.

2.5.2. Hạn chế, tồn tại

Nhìn chung, công tác quản lý GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL vẫn còn những tồn tại nhƣ:

Vẫn còn một số cán bộ quản lý và giáo viên chỉ chú tâm vào việc truyền thụ các tri thức khoa học và bỏ qua hoàn toàn việc tổ chức công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL, còn đối phó khi Ban giám hiệu kiểm tra.

Việc quản lý nội dung các hoạt động giáo dục đạo đức thực hiện ở mức độ khá, nội dung các hoạt động này vẫn chƣa thực hiện một cách đồng đều.

Phƣơng pháp và hình thức chƣa phong phú, còn đơn điệu, sơ sài, chƣa hấp dẫn nên hiệu quả chƣa cao chỉ ở mức khá, HS chƣa thấy đƣợc tác dụng hiệu quả của các phƣơng pháp trong việc rèn luyện bản thân.

Việc bồi dƣỡng năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức cho giáo viên còn bị xem nhẹ, chƣa đƣợc đầu tƣ. Do đó kỹ năng tổ chức cho giáo viên bị hạn chế nên họ thƣờng bám sát nội dung hƣớng dẫn của sách giáo viên, việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chƣa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời.

Vai trò các lực lƣợng giáo dục chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ.

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Mức độ nhận thức, cũng nhƣ khả năng tổ chức công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL của đội ngũ giáo viên còn chƣa đồng đều, công tác điều hành công tác giáo dục đạo đức thông qua HĐGDNGLL của cán bộ quản lý các trƣờng trong nhà trƣờng chƣa hiệu quả.

Công tác phối hợp giữa cá nhân, tổ chức bên trong và ngoài nhà trƣờng còn mang nặng tính hình thức, thiếu tính kế hoạch nên dễ bị động trong việc phối hợp thực hiện.

Các hoạt động còn mang tính rập khuôn, máy móc, thiếu sự sáng tạo, việc đổi mới nội dung, hình thức có thực hiện nhƣng chƣa đi vào chiều sâu nên chƣa thu hút đƣợc sự tham gia tích cực từ phía HS.

Khâu kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hoạt động đôi khi còn bị xem nhẹ, nên chất lƣợng hoạt động chƣa cao.

Phần lớn giáo viên thực hiện công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội không đƣợc đào tạo nghiệp vụ tổ chức mà đôi khi chỉ mới đƣợc bồi dƣỡng chuyên đề nên kỹ năng tổ chức hoạt động rất hạn chế.

2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan

Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh, góp phần giáo dục toàn diện và định hƣớng nghề nghiệp, phân luồng học sinh nhƣng trên thực tế chƣa có một tiêu chuẩn nào trong đánh giá thi đua của các trƣờng, nội dung hƣớng nghiệp còn xem nhẹ và đa số học sinh chọn nghề nghiệp theo ý của gia đình nên xem nhẹ nội dung hƣớng nghiệp GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.

Việc đánh giá của nhà trƣờng, đánh giá giáo viên và học sinh chủ yếu căn cứ vào kết quả của hoạt động dạy - học nên các trƣờng chỉ quan tâm đến

chất lƣợng dạy học mà ít quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL và đa số hạnh kiểm của học sinh đều xếp loại khá, tốt nên các tiêu chí để đánh giá không đƣợc quan tâm đúng mức.

Hình thức kiểm tra đánh giá, khen thƣởng cho hoạt động này chƣa rõ ràng, chƣa có tác dụng thúc đẩy hoạt động đi vào chiều sâu. Có lúc, có nơi hình thức kiểm tra, đánh giá chƣa đƣợc quan tâm và hầu nhƣ không thực hiện. Nhà trƣờng chỉ quan tâm đến việc thực hiện đầy đủ nội dung chƣơng trình.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong quá trình khảo sát thực trạng quản lý công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL ở các trƣờng THCS trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi nhận thấy rằng công tác này đã có nhiều kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên còn một số hạn chế nhƣ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)