8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
* Mục tiêu
Nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức cho các lực lƣợng GD trong và ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là đội ngũ CB-QL, giáo viên, PHHS, HS về vai trò, vị trí, mục tiêu công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL trong nhà trƣờng THCS hiện nay.
Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực thực hiện của mỗi thành viên trong và ngoài nhà trƣờng đối với công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL trong tình hình hiện nay.
Giúp cho các thành viên nhà trƣờng nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động GD và rèn luyện đạo đức HS; nhận thức công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL không chỉ là trách nhiệm của riêng GVCN lớp, mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các thành viên trong Hội đồng nhà trƣờng, của gia đình và xã hội; công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL là một quá trình thƣờng xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một trong những yêu cầu thƣờng xuyên là bồi dƣỡng kỹ năng, phƣơng pháp GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.
* Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp
Nội dung của nâng cao nhận thức đƣợc gắn với nội dung các môn học các lĩnh vực nhƣ: đạo đức, chính trị, thẩm mĩ, pháp luật, trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trƣờng.
Quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và địa phƣơng về công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL trong CB- GV-NV và HS. Thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động GD trong năm học, hiệu trƣởng các trƣờng cần quán triệt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc và địa phƣơng; các chỉ thị, văn bản quy định của ngành GD về công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL trong tình hình hiện nay một cách đầy đủ, kịp thời đến toàn thể CB- GV- NV và HS trong nhà trƣờng. Việc phổ biến, truyền đạt đến tất cả thành viên trong nhà trƣờng thông điệp của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ phát biểu vào đầu mỗi năm học cũng là một trong những việc làm cần thiết.
Nâng cao nhận thức cho CB-GV-NV trong nhà trƣờng về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL. Chỉ đạo các tổ chuyên môn đƣa nội dung công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL vào sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, hàng tuần; đánh giá ƣu điểm từng hoạt động và nội dung cần rút kinh nghiệm để từ đó làm tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, viết sáng kiến về công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL trong đội ngũ giáo viên. Giúp cho các lực lƣợng GD thấy rõ đƣợc trách nhiệm và sự cần thiết phải tăng cƣờng công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL, đảm bảo tính thống nhất trong nhận thức và hành động. Phải làm cho họ thấy rõ công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL trong trƣờng THCS có ý nghĩa hết sức quan trọng, là nền tảng nhân cách cho HS trong tƣơng lai. Việc thực hiện tốt công
tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL sẽ tạo uy tín nhà trƣờng, PHHS và sẽ đƣợc cộng đồng đánh giá cao và tin tƣởng hơn vào chất lƣợng GD của nhà trƣờng.
Đồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong PHHS về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL. Cần phải cho cha mẹ học sinh thấy đƣợc vai trò to lớn của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL, đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh, rèn luyện tính chủ động, sáng tạo, ứng dụng thực tiễn, cần nhận thức rõ hoạt động này không ảnh hƣởng đến các môn văn hoá nhƣ họ nghĩ mà còn hỗ trợ việc học tập các môn văn hoá để từ đó họ sẽ là lực lƣợng hợp tác, hỗ trợ nhà trƣờng trong tất cả các hoạt động giáo dục học sinhcủa học sinh. Qua các cuộc họp PHHS, qua các kênh thông tin khác nhau (nhƣ trao đổi trực tiếp, gửi thƣ, tổ chức họp, qua trang web của nhà trƣờng...), cần tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL, xác định rõ trách nhiệm của PHHS trong việc phối hợp với nhà trƣờng để thực hiện tốt công tác này. Hiệu trƣởng đẩy mạnh công tác tham mƣu với chính quyền địa phƣơng trong việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của ngƣời dân địa phƣơng về công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL; giúp nhận rõ trách nhiệm của cả xã hội và sự cần thiết phải phối hợp với nhà trƣờng trong công tác GDĐĐ thông qua HĐGDNGLL cho các thế hệ trẻ.
- Đối với Hiệu trưởng nhà trường:
Cần tổ chức nghiêm túc học tập các văn kiện của Đảng, Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lƣợng giáo dục trong thời đại ngày nay, xóa bỏ tƣ tƣởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy ngƣời”, “thầy thiết kế, trò thi công”. Bên cạnh đó, Hiệu trƣởng cần tìm hiểu sâu hơn về các văn bản quy định, mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, phƣơng tiện, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá để triển
khai đến các thành viên trong nhà trƣờng đƣợc cụ thể và rõ ràng. Căn cứ vào kế hoạch, hiệu trƣởng có những biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả.
Tích cực tuyên truyền tầm quan trọng và vai trò của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL qua các cuộc họp hội đồng, các giờ chào cờ, sinh hoạt ngoại khoá, chuyên đề và qua các cuộc họp với hội cha mẹ học sinh. Chỉ đạo các tổ chuyên môn đƣa nội dung công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL vào sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, hàng tuần; đánh giá ƣu điểm từng hoạt động và nội dung cần rút kinh nghiệm để từ đó làm tốt hơn trong các hoạt động tiếp theo.
Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, viết sáng kiến về công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL trong đội ngũ giáo viên.
Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng, các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng trong kế hoạch hỗ trợ, phối hợp cùng nhà trƣờng thực hiện.
Có những hình thức khen thƣởng, động viên kịp thời những cá nhân, tập thể lớp có những sáng kiến thể hiện sự sáng tạo và hiệu quả cao trong hoạt động. Bên cạnh đó, phải nhắc nhở, phê bình những tập thể, cá nhân thực hiện chƣa tốt nhiệm vụ giáo dục trong công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.
- Đối với giáo viên:
Mỗi giáo viên cần phải nhận thức đƣợc mục đích của các hoạt động và xây dựng kế hoạch hoạt động của cá nhân chứ không phải chỉ có nhà trƣờng và Tổng phụ trách đội xây dựng kế hoạch.
- Đối với cha mẹ học sinh:
Cần phải làm cho cha mẹ học sinh thấy đƣợc vai trò to lớn của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL đối với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh, rèn luyện tính chủ động, sáng tạo, ứng dụng thực tiễn, cần nhận thức rõ hoạt động này không ảnh hƣởng đến
các môn văn hoá nhƣ họ nghĩ mà còn hỗ trợ việc học tập các môn văn hoá để từ đó họ sẽ là lực lƣợng hợp tác, hỗ trợ nhà trƣờng trong tất cả các hoạt động giáo dục học sinh đặc biệt là công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.
Cung cấp một số kiến thức, thông tin liên quan đến giáo dục, yêu cầu đổi mới của giáo dục, những phẩm chất cần có của ngƣời lao động và sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang kiến thức và kĩ năng cho con em mình bƣớc vào cuộc sống thông qua việc tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh, các buổi tƣ vấn, tọa đàm, trò chuyện riêng với cha mẹ học sinh.
Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh định kỳ, tổ chức lấy ý kiến phản hồi, lắng nghe tâm tƣ, nguyện vọng, những vƣớng mắc khó khăn, kịp thời giúp cha mẹ học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.
Mời cha mẹ học sinh tham gia một số công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL cùng nhà trƣờng để thấy đƣợc ý nghĩa của các hoạt động trong phát triển nhân cách và tình cảm của học sinh. Tổ chức cho phụ huynh xem các băng đĩa ghi lại các tiết dạy trong đó có các học sinh đƣợc trực tiếp tham gia vào các hoạt động để phụ huynh hiểu rõ hơn vai trò và huy động các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng khác cùng tham gia.
- Đối với các lực lượng giáo dục khác:
Trong quá trình tổ công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL ngoài lực lƣợng cha mẹ học sinh nhà trƣờng rất cần sự hỗ trợ của các ban ngành, các Hội đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng khác nhƣ: Đoàn thanh niên, Công an, Mặt trận tổ quốc,...Việc tham gia của các lực lƣợng này tạo nên sự phong phú, đa dạng trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trƣờng. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho các lực lƣợng trên sẽ góp phần cho công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL thuận lợi, dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện.
* Lưu ý khi vận dụng
Phải có sự lãnh đạo thống nhất giữa Phòng GD&ĐT, địa phƣơng và nhà trƣờng về chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” nói chung, về giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng.
Chính quyền địa phƣơng cần quan tâm tuyên truyền vận động thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục để huy động nguồn lực cho tổ chức công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL.
Hiệu trƣởng các trƣờng THCS cần nhận thức đúng đắn và thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL để từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dƣỡng về nhận thức cũng nhƣ nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn - Đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hiểu và biết cách thực hiện các hoạt động. Hiệu trƣởng là ngƣời cầm cƣơng trong tất cả các hoạt động nếu Hiệu trƣởng quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch, nâng cao chất lƣợng công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL thì kết quả sẽ cao.
Các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng phải nhận thức đúng về công tác GDĐĐ cho HS thông qua HĐGDNGLL để từ đó tuyên truyền cho cha mẹ học sinh và các lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng cùng tham gia.