Xác định cơ cấu đàn heo 1 Khái niệm:

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 63 - 66)

2.1. Khái niệm:

Là xác định số lượng của từng loại lợn cần có để đảm bảo tỷ lệ lợn các loại có mặt thường xuyên trong một quy mô sản xuất mà khi luân chuyển đàn thì quy mô đó không thay đổi.

2.2. Phương pháp xác định: 2.2.1. Nguyên tắc chung:

Quy mô đàn phải ổn định

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phải được rút ra từ thực tiễn sản xuất và có cơ sở khoa học.

Phải loại thải lợn một cách nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn của phẩm giống khi luân chuyển đàn

2.2.2.Phương pháp và công thức tính lợn thịt:

GọiXtlà số lợn thịt xuất chuồng trong năm

Xt *100

L2

L2: Là tỷ lệ chọn lọc lợn thịt lớn:

Như vậy ta có số lợn thịt lớn cần để nuôi trong năm là:

Nếu T2là thời gian nuôi lợn thịt lớn, vậy số lợn thịt lớn có mặt thường xuyên là: Xt 100

* T2

L2 12

Nếu tỷ lệ chọn lọc của lợn thịt nhỏ là L1, vậy số lợn con chuyển vào nuôi thịt trong năm là:

Xt x 100 x100

= 10 000 x Xt L1L2 L1L2

Nếu thời gian nuôi lợn thịt nhỏ là T1vậy số lợn thịt nhỏ có mặt thường xuyên là 10 000 Xtx T1

=

2500 Xtx T1

L1L2*12 3 L1x L2

Tổng số lợn thịt có mặt cả hai giai đoạn có mặt thường xuyên là: 25Xt T2 + 2500Xt T1 3L2 3 L1x L2 25 Xt (L1T2+100 T1) 3 L L

2.2.3. Tính toán cơ cấu đàn lợn nái ta xác định:

Ta gọiXclà số lợn nái cơ bản thường xuyên cần để nuôi trong năm. Xc x Lc

100

Lclà tỷ lệ loại thải lợn nái cơ bản trong năm Thì số lợn nái cơ bản loại thải ra trong năm là:

XcxLc

100

Nếu tỷ lệ chọn lọc của nái kiểm định là Lk, vậy số nái kiểm định được chuyển lên nuôi lợn nái cơ bản chính bằng số lợn nái cơ bản bị loại thải

Xc x Lc x 2 Lk x Nk

Nếu gọi số lứa đẻ của nái kiểm định là Nk thì số nái kiểm định có mặt thường xuyên trong năm là:

Nên tỷ lệ chọn lọc của nái hậu bị là Lh vậy số lợn con cai sữa chuyển vào nuôi hậu bị là:

Xc x Lc x 100 Lk x Lh

Nếu một thời gian nuôi lợn hậu bị là Th vậy số lợn nái hậu bị có mặt thường xuyên là:

100 x Xc x Lc xTh Lk x Lh x 12

Nếu số lợn con cai sữa do 1 nái cơ bản sản xuất ra trong năm làCcthì số con cái của lợn nái cơ bản sản xuất ra trong năm là: Xc x Cc.

Nếu số con của 1 nái kiểm định sản xuất ra trong năm làCkthì số lợn con do nái kiểm định sản xuất ra là

2Lc x Xc x C1 Lk x Nk

Trong điều kiện chăn nuôi nước ta có thể được xác định cơ cấu đàn theo bảng dưới đây:

Bảng 6.3. Cơ cấu đàn lợn trong trại chuyên nuôi lợn nái (đơn vị)

Loại lợn So với đàn lợn thường xuyên có mặt (%) So với đàn lợn có mặt cả năm (%) Tổng đàn lợn 100 100 Lợn nái cơ bản 68,2 - 68,4 61,0 - 61,2 Lợn nái kiểm định 17,0 - 17,1 15,1 - 15,3 Lợn nái hậu bị 10,2 - 10,4 19,0 - 19,1 Đực giống làm việc 2,3 - 2,8 2,0 - 2,5 Đực giống hậu bị 1,0 - 1,1 1,9 - 2,0

Bảng 6.4. Cơ cấu đàn lợn trong chăn nuôi lợn thịt có nuôi nái tự túc con giống

Loại lợn So với đàn lợn thường xuyên có mặt (%) So với đàn lợn có mặt cả năm (%) Tổng đàn lợn 100 100 Lợn nái sinh sản 13 - 14 10 - 11 Lợn nái cơ bản 9,5 - 10 6,2 - 6,5 Lợn nái kiểm định 2,2 - 2,5 1,5 - 1,6 Lợn nái hậu bị 2,0 - 2,1 1,4 - 1,5 Đực giống làm việc 0,3 - 0,4 0,2 - 0,3 Đực giống hậu bị 0,2 - 0,3 0,1 - 0,2 Lợn thịt 86 - 87 89 - 90 Lợn thịt nhỏ 25 - 26 26 - 27 Lợn thịt lớn 61 63 3. Kế hoạch lao động

Trong việc chăn nuôi, ngoài việc sử dụng lao động sẵn có của gia đình, chủ trại còn phải thuê mướn một số lao động làm việc. Vì vậy việc quản lý lao động và thù lao cho lao động có vị trí quan trọng. Phải có nghệ thuật quản lý sử dụng con người sao cho tạo được quyền tự chủ trong công việc của mỗi người, nhất là tạo sự chủ động trong công việc cho họ, để đạt được những hiệu quả tốt nhất trong công tác và sản xuất. Chú ý đảm bảo đủ lợi ích kinh tế cho người lao động, phải tương ứng với công sức và thành quả lao động của họ.

Để quản lý tốt lao động trong các cơ sở chăn nuôi lợn, người quản lý phải tính được số công nhân cần thiết dựa trên các căn cứ sau:

1. Số đàn lợn và định mức người lao động

2. Mức lương của người công nhân và cán bộ kỹ thuật 3. Trang thiết bị vật tư kỹ thuật cho cơ sở

4. Trình độ quản lý của cán bộ quản lý

Nước ta chưa có hệ thống chuồng trại liên hoàn và trang bị công cụ lao động hiện đại để chăn nuôi, mà chủ yếu sử dụng các công cụ thô sơ, do vậy định mức cho người lao động còn thấp. Thông thường một lao động chăm sóc, nuôi dưỡng khoảng 25 lợn nái hay 50 - 100 con tùy theo điều kiện từng nơi.

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 63 - 66)