Yêu cầu trong xây dựng chuồng nuôi Vị trí chuồng

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 26 - 31)

1.2. Hướng chuồng

1.3. Tiểu khí hậu của chuồng

1.4. Kết cấu chuồng và thiết bị trong chuồng

2. Các loại chuồng heo

2.1. Chuồng heo đực

2.2. Chuồng heo nái khô và nái chửa 2.3. Chuồng lồng cho heo nái đẻ 2.4. Chuồng heo cai sữa

2.5. Chuồng cho heo choai, heo vỗ béo và heo hậu bị

3. Hệ thống xử lý chất thải

3.1. Đường mương

3.2. Nhà ủ phân và bể lắng phân

3.3. Hầm phân huỷ hiếm khí và túi sinh học

4. Quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại

1. Yêu cầu trong xây dựng chuồng nuôi1.1. Vị trí chuồng 1.1. Vị trí chuồng

Chuồng nuôi phải đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Nên chọn địa điểm nơi cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.

Chuồng nuôi lợn phải ngăn cách với bên ngoài, kiểm soát được người và động vật ra vào.

Không nên xây chuồng lợn chung với chuồng nuôi gia súc, gia cầm khác để tránh lây nhiễm bệnh.

Nếu chuồng lợn ở gần nhà, nên ở cuối hướng gió, phải đảm bảo vệ sinh nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ của người và môi trường xung quanh.

1.2. Hướng chuồng

14- Hướng chuồng

Xây chuồng chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi

trực tiếp vào chuồng.

1.3. Tiểu khí hậu của chuồng

Quản lý tiểu khí hậu chuồng nuôi trong chăn nuôi nói chung cũng như trong chăn nuôi heo nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định không nhỏ tới hiệu quả chăn nuôi.

Khi nói đến tiểu khí hậu chuồng nuôi cần chú ý tới 3 yếu tố:

a.Tốc độ lưu thông không khí trong chuồng:

Nguyên tắc chung của việc thông gió trong chuồng nuôi là: đưa một lượng không khí mới, sạch và mát vào chuồng , như vậy sẽ đẩy một phần không khí ô nhiễm ở trong chuồng ra ngoài. Điều này sẽ giúp chúng ta quản lý được nhiệt độ và độ ẩm trong chuồng, đồng thời cũng đưa một phần khí độc, bụi ra ngoài.

Trong chăn nuôi; nhiệt phát sinh từ cơ thể vật nuôi, nhiệt từ chất thải và nhiệt từ sự phân hủy của chất thải trong chuồng sẽ làm chuồng nuôi nóng lên. Ngoài ra các chất thải, chất tiết của vật nuôi sẽ tạo ra một lượng lớn chất thải khí lơ lửng tích tục trong chuồng nuôi đặc biệt là các loại khí độc như NH3, H2S ...điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khẳ năng sinh trưởng của heo.

Lưu tố gió trong chuồng nuôi heo nên đạt 0,2- 2,0m3/giờ

b. Nhiệt độ trong chuồng:

Mục đích chính của vệc xây dựng hệ thống thông gió là duy trì nhiệt độ chuồng nuôi luôn ổn định trong ngưỡng cho phép để vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, heo cần huy động một lượng lớn năng lượng để duy trì và sưởi ấm cơ thể điều này sẽ làm heo không thể sử dụng tối đa năng lượng để phát triển.

Nếu nhiệt độ chuồng nuôi quá cao heo sẽ giảm vận động và tăng nhịp thở và giảm lượng thức ăn thu nhận điều này cũng không tốt cho việc phát triển của heo.

Bảng 3.1: Nhiệt độ tiêu chuẩn đối với chuồng nuôi lợn

Trọng lượng (kg) Nhiệt độ phù hợp (0C) Ghi chú

10- 20 23- 28 Nhiệt độ này là nhiệt độ

không khí chuồng nuôi. Nền chuồng khô ráo không bị gió lùa.

20- 40 20- 23

40- 60 18- 23

60- Xuất 17- 21

c. Độ ẩm chuồng

Lượng hơi nước trong không khí được đo bằng chỉ số độ ẩm tương đối RH. Nếu độ ẩm trong không khí quá thấp heo sẽ bị tổn thương niêm mạc mũi gây tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, còn nếu độ ẩm quá cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Độ ẩm thích hợp nhất cho chuồng heo là dao động trong khoảng 50 đến 80%. Nếu độ ẩm dưới 50%, hay trên 80% sẽ gây ảnh hưởng tới heo.

1.4. Kết cấu chuồng và thiết bị trong chuồng1.4.1. Diện tích chuồng: 1.4.1. Diện tích chuồng:

Diện tích chuồng chăn nuôi heo thịt có sự thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng của heo.Vì vậy, để đảm bảo cho heo phát triển tốt nhất nên thiết kế chuồng hơi rộng để sử dụng lâu dài.Trung bình diện tích dành cho heo thường là 0,8 – 1 m2/con.

Bảng 3.2: Diện tích chuồng nuôi heo

Loại lợn Diện tích ô chuồng (m2/ con) Lợn nội Lợn ngoại

Nái nuôi con 4 5

Nái chửa và chờ phối 1 1,5

Nái hậu bị 0,8 1 Đực giống 5 6 Đực hậu bị 4 5 Lợn thịt 2-6 tháng 0,4 0,5 Lợn thịt 7-9 tháng 0,7 1 Lợn ốm cách ly 2 3

1.4.2. Nền:Cần cao hơn mặt đất 20cm, không đọng nước, có độ nghiêng 2-30 về phíacó rãnh thoát nước, tránh trơn trượt khiến lợn dễ ngã gây què, sái khớp... Nền chuồng có rãnh thoát nước, tránh trơn trượt khiến lợn dễ ngã gây què, sái khớp... Nền chuồng chống lạnh bằng cách lót rơm, nhiệt độ nền chênh lệch nhau giữa ngày và đêm không quá lớn.

Trong qua trình sử dụng nếu nền chuồng có chỗ nào hư hỏng cần sửa chữa ngay không nên để lâu ngày vì vừa không an toàn vừa khó sửa chữa sau này.

Tùy theo từng cơ sở với các điều kiện khác nhau mà lựa chọn xây dựng loại nền chuồng cho phù hợp, có thể lựa chọn 1 trong các loại nền sau: nền xi măng, nền bê tông, nền lát gạch, nền lót ván, nền sàn bằng các tấm đan hoặc bằng các tấm nhựa...

1.4.3. Tường chuồng: Tường phải kiên cố sao cho giữ được lợn ở bên trong, đặc biệtlà chuòng lợn nái và chuồng đực giống. Tường có độ cao vừa phải phù hợp với từng là chuòng lợn nái và chuồng đực giống. Tường có độ cao vừa phải phù hợp với từng loại lợn để lợn không nhảy ra ngoài được, tuy nhiên cũng không nên xây quá cao gây khó khăn cho người chăn nuôi khi muốn can thiệp vào trong chuồng.

Tường chuồng phải đảm bảo sự thông thoáng tự nhiên, dễ dàng cho sự luân chuyển không khí. Nhằm đón những luồng khí trong lành, chuyển các luồng khí thải độc ra ngoàinhư NH3, H2S...

Bảng 3.3: Chiều cao của tường nuôi

Loại lợn Chiều cao tường (m)

Lợn nái nuôi con 0,6- 0,7

Lợn nái chửa 0,7- 0,8

Lợn con, lợn hậu bị 0,7- 0,8

Lợn thịt 0,7- 0,8

Lợn nái khô sữa 0,8- 0,9

Lợn đực giống 1,2- 1,6

1.4.4. Cửa chuồng:Mỗi ô chuồng nuôi thường bố trí 1 cửa chuồng để đưa lợn ra- vàovà làm lối đi cho người chăn nuôi chăm sóc, dọn vệ sinh chuồng nuôi và làm lối đi cho người chăn nuôi chăm sóc, dọn vệ sinh chuồng nuôi

Cửa chuồng nên để độ rộng khoảng 60cm, với độ rộng này lợn ra vào dễ dàng mà người chăn nuôi đi lại cũng thuận tiện.

Vật liệu làm cửa có thể bằng gỗ ván, tôn, sắt hay song sắt. Mỗi loại vật liệu đều có ưu nhược điểm riêng vì vậy người chăn nuôi phải biết căn cứ vào điều kiện thực tế để quyết định nên chọn loại nào.

Là lối đi dành cho người chăn nuôi đi lại cho ăn và chăm sóc. Đồng thời cũng là đường vận chuyển lợn từ ô chuồng này sang ô chuồng khác hoặc chuyển lợn đi cân để bán. Hành lang phải đáp ứng được yêu cầu sau:

- Hành lang phải đủ rộng cho việc đi lại và áp dụng các biện pháp cơ giới hóa vào

trong trại chăn nuôi 15- Hành lang chuồng nuôi heo

- Hành lang phải dốc nước, không bị đọng nước, đảm bảo độ ma sát, bề mặt hành lang không quá gồ ghề.

- Hướng thoát nước của hành lang phải tập trung về phía cuối chuồng. - Bố trí hợp lý cho việc đi lại, tiết kiệm được thời gian...

1.4.6. Mái chuồng:Mái chuồng vừa có tác dụng che nắng, che mưa vừa có tác dụngđiều hòa nhiệt độ trong chuồng nuôi thông qua các vật liệu làm mái khác nhau: mái lá, điều hòa nhiệt độ trong chuồng nuôi thông qua các vật liệu làm mái khác nhau: mái lá, mái rạ, mái tôn, mái froximăng, mái ngói...

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 26 - 31)