Nuôi heo thịt

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 51 - 55)

27- Heo thịt

7.1. Dinh dưỡng

Việc đưa ra một nhu cầu dinh dưỡng đủ để cho lợn thịt sinh trưởng và phát triển tốt là cần thiết. Từ nhu cầu dinh dưỡng chúng ta có thể điều khiển được khả năng tăng trọng của lợn qua từng giai đoạn thông qua mức ăn của chúng.

Đối với chăn nuôi lợn ở nước ta yếu tố dinh dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì chăn nuôi ở nước cần thiết phải sử dụng thức ăn tốt thức ăn sẵn có của địa phương để chủ động thức ăn và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, người chăn nuôi cần thiết phải ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chế biến để nâng cao chất lượng các loại thức ăn sẵn để đáp ứng đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cho lợn sinh trưởng phát triển theo từng giai đoạn. Ngoài ra, người chăn nuôi phải tính toán các nhu cầu dinh dưỡng thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của lợn để cung cấp đầy đủ và hợp lý nguồn dinh dưỡng cho chúng.

7.1.1.Nhu cầu năng lượng

Nhu cầu năng lượng là nhu cầu cơ bản của lợn thịt. Nhu cầu này được tính theo công thức sau

Nhu cầu Q (KCal) = Nhu cầu duy trì + Nhu cầu sản xuất

7.1.2.Nhu cầu Protein

Protein đóng vai trò quyết định cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Từ đó, người chăn nuôi cần phải biết tính toán nhu cầu protein của lợn thịt theo từng giai đoạn nuôi khác nhau để cung cấp protein khẩu phần thích hợp với chúng.

Cần xem xét một số đặc điểm nhu cầu protein của lợn như sau: Trọng lượng của lợn càng lớn thì có nhu cầu Protein càng cao Tốc độ tăng trọng càng nhanh thì nhu cầu Protein càng cao Các giống khác nhau thì có nhu cầu Protein khác nhau Chất lượng Protein càng thấp thì nhu cầu càng cao.

Ngoài ra, khi phối hợp protein khẩu phần, cần chú ý phối hợp giữa protein có nguồn gốc từ động vật, có giá trị sinh học cao cho lợn thịt, trong khi protein có nguồn gốc từ thực vật có giá trị sinh học thấp hơn nhưng giá thức ăn lại thấp, từ đó ta nên

phối hợp cả protein động và thực vật vào khẩu phần ăn của lợn sẽ nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tốt hơn. Tuy nhiên, việc cung cấp protein cho lợn thịt cần thiết phải chú ý đến cân bằng các a xít amin.

7.1.3. Nhu cầu khoáng và Vitamin

Đối với lợn thịt nhu cầu khoáng và Vitamin rất quan trọng, đặc biệt đối với giai đoạn lợn thịt nuôi ở giai đoạn đầu.

Để có đủ vitamin, khoáng vi lượng cho lợn thịt ở các giai đoạn khác nhau, khi phối hợp khẩu phần ăn chúng ta có thể phối trộn các thức ăn có chứa nhiều vitamin. Nên bổ sung cho lợn các loại dầu như: Dầu cá có chứa hàm lượng vitamin A và a xít béo eicosapentaenoic và docosapentaenoic cao, trong khi dầu lanh có chứa lượng alpha linolenic cao. Khẩu phần ăn của lợn cần thêm các loại thức ăn nảy mần như giá đậu, thóc mần... để bổ sung thêm lượng vitamin E. Ngoài ra, nên phối trộn các loại cây hay rau xanh... để tăng thêm lượng vitamin các loại và khoáng vi lượng

7.2. Giai đoạn I

Lợn thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi. Lợn có trọng lượng trung bình từ 23 - 60 kg. Người chăn nuôi cần cho lợn ăn theo khẩu phần có 17 - 18 % protein thô, giá trị khẩu phần có từ 3100 đến 3300 Kcal DE.

7.3. Giai đoạn II

Lợn thịt được nuôi từ 131 - 187 ngày tuổi. Lợn có trọng lượng từ 61 - 105 kg khẩu phần ăn của lợn có từ 14 - 16 % protein thô và 3000 - 3100 kcal DE.

Kỹ thuật cho ăn, uống

Cho lợn ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô sau

Cho lợn ăn từng đợt, tránh để vung vải thức ăn ra nền chuồng, phải đảm bảo con nào cũng được ăn khẩu phần của nó

Tập cho lợn ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn để nâng cao khả năng tiêu hóa.

Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi từng tuần

Không sử dụng những thức ăn mất phẩm chất Không pha loãng thức ăn quá tỷ lệ 1 : 1 Nước uống cho lợn uống thỏa mãn nhu cầu

Vừa cho lợn ăn vừa theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào.

Vận động và tắm chải

Cũng như các loại lợn khác, lợn thịt cũng cần được vận động và tắm chải. Phương pháp này cần được tiến hành như sau:

Lợn ở giai đoạn 2 - 4 tháng tuổi cho vận động 2 - 3 giờ/ngày 4 - 6 1 – 2

6- 8 Không cần vận động.

Ở điều kiện nước ta chuồng nuôi của lợn thịt là kiểu chuồng hở, đảm bảo ấm về mùa đông mát về mùa hè, nền chuồng luôn khô ráo và sạch sẽ.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày các dấu hiệu của heo nái động dục và phương pháp xác định thời điểm phối giống?

2. Tinh dịch của heo đực giống có đặc điểm gì? Trình bày các đặc điểm đó? 3. Khi heo nái mang thai cần chú ý gì trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày?. Cách chăm sóc, quản lý heo nái mang thai?

4. Trình bày kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc heo con theo mẹ? 5. Các dấu hiệu nhận biết heo nái sắp sinh?

Phần thực hành

Bài 6. Thực hiện thụ tinh nhân tọa cho lợn nái. Bài 7. Thực hiện đỡ đẻ cho lợn nái.

Bài 8. Chăm sóc heo mẹ sau sinh và heo con sơ sinh.

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về các yêu cầu trong quá trình chăn nuôi chăm sóc heo đực giống, heo nái chửa và heo con.

Ghi nhớ

Cách lựa chọn đực giống, nái sinh sản có chất lượng, đặc điểm của tinh dịch heo, các dấu hiệu nhận biết heo nái đông dục, heo nái sắp sinh và kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý các loại lợn.

Bài 5:CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TRONG TRẠI HEO Mã bài: B05

Giới thiệu:

Việc phát sinh dịch bệnh ở lợn do nhiều nguyên nhân. Các tác nhân vi trùng, virus và ký sinh trùng phối hợp với các yếu tố như stress, dinh dưỡng, môi trường và công tác quản lý. Nếu nâng cao được sức chống chịu và sự miễn dịch của đàn lợn tránh bớt stress cũng như khả năng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ giảm được tổn thất do dịch bệnh ở lợn. Vì thế việc chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng dịch là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp người chăn nuôi có thể giảm bớt thiệt hại kinh tế do dịch bệnh.

Mục tiêu:

Trình bày được quy trình phòng bệnh và thiết lập chương trình bảo vệ đàn heo sao cho hiệu quả nhất.

Thực hiện được thao tác phòng bệnh cho heo theo đúng trình tự các bước, đảm bảo đúng kỹ thuật.

Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Nội dung 1. Vệ sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 51 - 55)