Nuôi dưỡng chăm sóc heo cái hậu bị Dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 37 - 39)

1.1. Dinh dưỡng

1.1.1. Nhu cầu protein của lợn nái hậu bị

Protein đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng lợn nái hậu bị, vì lợn nái hậu bị đang nằm trong giai đoạn sinh trưởng mạnh (đặc biệt là hệ cơ bắp) và hoàn thiện các cơ quan tổ chức bên trong cơ thể. Vì vậy nhu cầu protein đòi hỏi cao. Nhu cầu protein cho lợn nái hậu bị được tính toán như sau:

Nhu cầu protein của lợn nái hậu bị = Nhu cầu protein duy trì + Nhu cầu protein cho tăng trọng

1.1.2.Nhu cầu về khoáng

Khoáng mặc dầu không cung cấp năng lượng cho sinh trưởng cũng như sinh sản cho lợn, song chúng có đóng vai trò rất quan trọng cho sinh trưởng và sinh sản. Vì khoáng chất rất cần thiết cho sự lớn lên của cơ thể, tham gia vào nhiều chức năng sinh lý quan trọng khác của cơ thể lợn nái nói chung và lợn nái hậu bị nói riêng.

Khoáng đa lượng chủ yếu các chất Ca và P tham gia vào quá trình tạo nên bộ xương, răng cho cơ thể; N và K tham gia vào việc dẫn truyền xung động thần kinh; chất khoáng tham gia duy trì tính ổn định nội môi trong cơ thể, duy trì áp suất thẩm thấu của máu, duy trì sự cân bằng độ toan và kiềm của máu, sự bài tiết của tuyến tiêu hoá, xúc tác phản ứng sinh học trong cơ thể, hoạt hoá các men, hormon v. v... Vì vậy đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về khoáng cho gia súc là hết sức quan trọng đặc biệt là nái hậu bị. Khoáng vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng như cung cấp các thành phần để tham gia cấu tạo nên các tổ chức, đặc biệt các dịch trong cơ thể của lợn.

1.1.3. Nhu cầu về vitamin

Vitamin đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, trong sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kích thích quá trình sinh trưởng và sinh sản. Đặc biệt quan trọng là các vitamin A, D, E, B, C, K. Khi cung cấp dinh dưỡng cho lợn nái hậu bị cần đảm bảo đủ số ượng, cân đối dinh dưỡng và cung cấp lượng thức ăn hàng ngày thích hợp để lợn không quá béo hoặc quá gầy. Đối với nái hậu bị nội nên cho tỷ lệ rau xanh non cao trong khẩu phần (khoảng 30% tính theo giá trị dinh dưỡng của khẩu phần) để tránh lợn béo sớm, kéo dài thời gian sinh trưởng, nâng cao tầm vóc và hoạt động sinh sản sau này của lợn. Ngoài ra còn tận dụng được nguồn thức ăn xanh sẵn có để hạ giá thành chăn nuôi, đồng thời làm tăng hoạt động tính dục, tang số lượng trứng rụng trong chu kỳ động dục, tăng tỷ lệ thụ thai và tăng khả năng sinh sản.

1.2. Tuổi phối giống lần đầu

Việc xác đinh thời gian phối giống thích hợp cho lợn nái nhằm tăng cường được thời gian nuôi hữu ích (giảm thời gian không sản xuất trước khi đẻ lứa đầu) mà không làm ảnh hưởng gì đến năng suất của con vật ở giai đoạn sau.

Muốn đưa lợn cái vào sử dụng sớm đòi hỏi phải có các điều kiện nuôi dưỡng tốt cả trước khi phối giống cúng như khi đã có chửa.

Tỷ lệ rụng trứng sẽ tăng lên từ lần động dục đầu cho đến lần thứ 3. Nếu phối cho lợn vào chu kỳ thứ ba có thể tăng được số con/ lứa song lại 2 chu kỳ nuôi lợn không sản xuất.

Khi lợn cái đã thành thục đầy đủ về tính cùng với sự thành thục ở mức độ nhất định về thể vóc thì cho phối giống là thích hợp nhất.

Các giống lợn khác nhau có tuổi thành thục về tính và thể vóc khác nhau. Trong chăn nuôi cần chú ý chăm sóc sao cho lợn đạt khối lượng yêu cầu khi đã thành thục về tính. Sự phát triển đồng đều này giúp cho năng suất sinh sản của lợn nái tốt hơn. Lợn cái hậu bị khi đã gần đạt khối lượng phối giống thì nên chuyển đến nuôi gần chuồng lợn đực để kích thích lợn động dục.

Bảng 4.1: Tuổi và khối lượng phù hợp cho phối giống

Loại lợn Tháng tuổi Khối lượng (kg)

Lợn Yorkshire 10 100 Lợn Landrace 10 100 Lợn Durroc 10 100 Lợn Ỉ 8- 9 50- 60 Lợn Móng Cái 8- 9 55- 65 Lợn Ba Xuyên 8- 9 60- 70 Lợn Thuộc Nhiêu 8- 9 65- 75

1.3. Dấu hiệu heo cái động dục và thời điểm phối giống1.3.1.Dấu hiệu heo nái động dục 1.3.1.Dấu hiệu heo nái động dục

Biểu hiện lâm sàng khi lợn động dục được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu chu kỳ động dục: Lợn nái thường kêu rít, đi lại nhiều, chồm chân lên thành chuồng hoặc nhảy ra khỏi chuồng, lợn kém ăn hoặc bỏ ăn.

Quan sát âm hộ thấy sưng, đỏ hồng, căng mọng, từ trong âm hộ thỉnh thoảng thấy nước nhờn được bài tiết ra nhưng còn lỏng, trong, không màu.

Sang giai đoạn động dục: Lợn cái bắt đầu yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lưng con khác. Vào cuối ngày thứ 2 lợn có động tác muốn giao phối, nếu dùng tay ấn lên lưng hông, lợn sẽ đứng yên, vểnh tai nghe ngóng, âm hộ đã giảm bớt độ sưng và chuyển sang thâm nhăn, nước nhờn chuyển sang trạng thái keo dính, nửa trong nửa đục, đây là thời kỳ mê ì. Nếu có kế hoạch phối giống thì đây là thời kỳ dẫn tinh hoặc cho lợn đực phối trực tiếp là thích hợp nhất.

Đến giai đoạn sau động dục: Trạng thái mê ì của lợn vẫn tiếp tục, lợn cái thường không thích lợn đực nữa, âm hộ dần dần trở lại bình thường, nước nhờn chảy ra ít. Không phối giống cho lợn cái hậu bị hoặc lợn nái trong giai đoạn này vì trứng rụng đã quá lâu không còn khả năng thụ thai.

1.3.2. Xác định thời điểm phối giống

Đây là một trong những yếu tố quan trọng. Nếu phối giống hay dẫn tinh quá sớm (giai đoạn trước động dục) hoặc quá muộn (giai đoạn sau động dục) thì tỉ lệ thụ thai sẽ kém, nếu có thụ thai thì lợn nái sẽ đẻ ít con.

- Phối giống lần đầu cho lợn cái hậu bị:

Tuổi phối giống lần đầu phải đạt 7,5 - 8 tháng và khối lượng đạt từ 110 - 120 kg/con đối với lợn ngoại, 80 - 90 kg/con đối với lợn lai (nội x ngoại); lợn đã qua 1 - 2 lần động dục.

Phối giống: Không nên phối giống ở lần động dục thứ nhất mà nên phối giống ở lần thứ 2 hay 3 vì động dục lần thứ nhất cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, số lượng trứng rụng ít hơn. Lợn cái hậu bị phối giống lần đầu nên cho phối giống trực tiếp. Thời điểm phối giống thích hợp: Khi đã xác định lợn ở trạng thái "mê ì", cho phối giống lần 1. Cần phối 2 lần, lần sau cách lần đầu 10 - 12 giờ.

- Phối giống cho lợn nái rạ (lợn đã đẻ từ 2 lứa trở đi):

Lợn mẹ sau cai sữa, khoảng 3 - 7 ngày sau sẽ có hiện tượng động dục trở lại, tuy nhiên ở lợn nái rạ có thể phối giống nhân tạo không ảnh hưởng đến tỉ lệ thụ thai và số con đẻ ra.

Thời điểm phối giống thích hợp: Với lợn nái rạ khi xác định là lợn nái đang ở tình trạng mê ì, chưa phối giống ngay như ở lợn nái tơ mà sẽ phối giống (lần 1) trong vòng 10 - 12 giờ kể từ khi phát hiện mê ì và phối lần 2 sau 10 - 12 giờ kể từ lần phối 1.

Chú ý: Lợn cái hậu bị không nên nhốt gần chuồng lợn đực. Chỉ cho đực giống tiếp xúc với lợn cái hậu bị khi chúng đã ngoài 5,5 tháng tuổi và nên cho lợn đực đến chỗ nuôi hậu bị 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.

2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác heo đực giống

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)