Heo nái mang tha

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 43 - 44)

3.1. Phát hiện heo nái mang thai

Việc sớm phát hiện heo nái mang thai sẽ giúp cho việc chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, đảm bảo thai phát triển bình thường và lợn mẹ khoẻ, tránh tình trạng bệnh lý cho lợn mẹ và bào thai, cần phải xác định lợn nái chửa.

Trước khi nhận biết lợn nái có thai hay không cần kiểm tra rõ một số thông tin sau:

– Thời gian phối giống cho lợn lần cuối cùng, số lần phối. – Sau khi phối giống lợn có động dục lại không.

– Lợn có bệnh về đường sinh dục không. – Tình hình nuôi dưỡng lợn nái.

Cách nhận biết lợn chửa

Lợn đã có chửa thường nằm sấp, thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối.

3.2. Chăm sóc và cho ăn3.2.1. Vận động 3.2.1. Vận động

Vận động có tác dụng làm cho lợn nái khoẻ mạnh, 4 chân vững chắc, tránh quá béo trong thời gian chửa, lợn mẹ dễ đẻ sau này. Vì vậy đối với lợn nái chửa kỳ 1, cho vận động 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 - 1,5 h; Chửa kỳ 2 vận động 1 lần/ ngày; 7- 10 ngày trước khi đẻ ngừng vận động. Hạn chế vận động đối với những lợn bụng quá to, vú xệ, quét đất. Khi vận động sân bãi phải bằng phẳng, không có vũng nước đọng, không quá trơn, quá dốc để tránh sẩy thai.

3.2.2. Chuồng trại

Không sử dụng chuồng 2 bậc, không nhốt quá đông trong 1 ô chuồng. Chuồng đảm bảo luôn khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè, thông thoáng. Trước khi đẻ 7 – 10 ngày nên chuyển tới chuồng chờ đẻ.

3.2.3. Hộ lý đỡ đẻ cho lợn nái

- Chuẩn bị chuồng trại: Trước khi lợn đẻ 5 - 7 ngày, lơn nái chửa được kiểm tra và cho chúng tắm rửa sạch sẽ và chuẩn bị ổ đẻ cho lợn. Nếu chăn nuôi lợn công nghiệp, chúng ta phải di chuyển lợn mẹ lên chuồng đẻ (lồng đẻ) đã được vệ sinh sạch sẽ. Chuồng đẻ đảm bảo khô, sạch, ấm áp, thông thoáng, yên tĩnh, kín đáo, có hệ thống sưởi ấm, có rơm khô cắt ngắn độn chuồng.

Chuẩn bị dụng cụ hộ lý đỡ đẻ cho lợn: Khi lợn sắp đẻ (có chửa ngày thứ 114) và thấy lợn biểu hiện các triệu chứng tha rác làm tổ, bồn chồn không yên, mắt đỏ, nước mắt nhiều hay đái ỉa vặt, bụng sa, mông sụt, có nhiều dịch nhầy tiết ra ở âm môn, dính rác. Tính tình trở nên giữ tợn. Đó là lợn sắp đẻ. Ta cần chuẩn bị dụng cụ hộ lý, đỡ đẻ cho chúng bao gồm: Một thúng, 1 khay có kéo, chỉ khâu, cồn Iode, kìm bấm răng, giẻ sạch, sổ sách ghi chép. Lợn thường đẻ vào ban đêm (80%) vì vậy phải trực để đỡ đẻ. Lợn đẻ con nào, bắt ngay con ấy ra, dùng giẻ sạch lau khô thân mình, bấm răng, cắt rốn, có chỉ khâu thắt rốn trước khi cắt, sát trùng, cân trọng lượng sơ sinh, rồi cho bú sữa đầu. Khi cho bú sữa đầu phải tiến hành cố định đầu vú cho chúng. Sưởi ấm ngay cho lợn con, đặc biệt về mùa đông.

4. Nuôi dưỡng và chăm sóc heo nái nuôi con

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)