Tăng sức đề kháng của cơ thể đối với mầm bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 58 - 60)

Chúng ta đều biết để một tác nhân gây bệnh (mầm bệnh) có thể gây bệnh cho heo cần đảm bảo 2 yếu tố: số lượng và độc lực của tác nhân gây bệnh đủ lớn để chiến thắng hệ thống miễn dịch của cơ thể heo.

Như vậy để đảm bảo heo luôn khỏe mạnh và hạn chế dịch bệnh chúng ta cần làm đồng thời hai công việc sau:

- Kiểm soát an toàn sinh học tại trại để giảm mầm bệnh và độc lực của mầm bệnh - Nâng cao và tăng cường hệ miễn dịch của heo

5.1. Kiểm soát và tiêu diệt mầm bệnh vào trại

Các tác nhân chủ yếu mà chúng ta cần quan tâm để kiểm soát mầm bệnh xâm nhập vào trại đó là: Phương tiện, vật tư, thức ăn, nước uống, con người, heo và động vật khác, chuột, chim và côn trùng ...

Hàng rào vật lý và quy trình sát trùng và tiêu diệt mầm bệnh (tùy đối tượng mà có quy trình khác nhau).

Luôn luôn giám sát và đánh giá quy trình để có những điều chỉnh phù hợp Tiêu diệt mầm bệnh trong trại chúng ta cần chú ý

Sát trùng định kỳ.

Kiểm soát mầm bệnh giữa các dãy chuồng (người, vật tư, động vật khác (vật nuôi, chuột, chim, côn trùng … trong trại).

Xử lý phân và chất thải

Định kỳ đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp theo từng thời điểm.

5.2. Nâng cao khả năng miễn dịch của heo.

Ngoài việc ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập cơ thể bằng các giải pháp ATSH kể trên chúng ta cần giúp heo nâng cao khả năng miễn dịch bằng chương trình dinh dưỡng phù hợp và quy trình chủng ngừa toàn đàn.

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành dinh dưỡng cũng đạt được nhiều thành tựu. Chúng ta đã có những chế phẩm, sản phẩm nguyên liệu bổ sung vào thức ăn (bổ sung trong công thức thức ăn hoặc bổ sung thêm và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh) để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch góp phần nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể heo.

Câu hỏi và bài tập

1. Trình bày quy trình vệ sinh chuồng trai nuôi heo đảm bảo công tác phòng bệnh?

2. Cách thức lựa chọn và sử dụng các chất khử để phòng ngừa dịch bệnh? 3. Trình bày lịch tiêm phòng vacxin cho heo con và cho heo nái?

4. Để tăng sức đề kháng của cơ thể lợn đối với mầm bệnh ta phải chú ý đến điều gì ?

Phần thực hành

Bài 9. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại chăn nuôi heo. Bài 10. Tiêm vacxin cho heo nái.

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập (điểm định kỳ) dựa trên hình thức kiểm tra từng học sinh về lịch tiêm phòng vacxin cho heo, phương pháp giúp tăng sức đề kháng của heo đối với mầm bệnh.

Ghi nhớ

Công tác vệ sinh chuồng trai nuôi heo, lịch tiêm phòng vacxin cho heo, phương pháp giúp tăng sức đề kháng của heo đối với mầm bệnh.

Bài 6:QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG TRẠI HEO Mã bài: B06

Giới thiệu:

Việc quản lý đàn trong chăn nuôi lợn là vấn đề cần chú ý cho tất cả các trang trại chăn nuôi. Quản lý như thế nào để chăn nuôi lợn có năng suất tốt, sử dụng tài nguyên địa phương tốt, có hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo tính bền vững. Không những thế việc quản lý đàn lợn còn có quan hệ tới việc xác định qui mô, cơ cấu đàn, tỷ lệ đực/cái thích hợp, tỷ lệ chọn lọc và loại thải, phương pháp chu chuyển (kế hoạch sản xuất) một cách thích hợp và thuận lợi cho các điều kiện chăn nuôi của họ, các hoạt động quản lý sức khỏe và dịch bệnh.

Mục tiêu:

Trình bày được các chỉ tiêu kinh tế của từng loại lợn, lập kế hoạch sản xuất lợn theo từng điều kiện cụ thể.

Lựa chọn được kế hoạch nuôi phù hợp với từng mục đich.

Tích cực, chủ động và hợp tác trong quá trình học tập, đảm bảo an toàn và tiết kiệm vật tư trong quá trình thực hiện.

Nội dung

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 58 - 60)