Heo sơ sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 45 - 49)

4.2.1. Chăm sóc heo nái sau sinh

Ѕau khi lợn nái đẻ hết thai cần làm vệ sinh chuồng trạі kỹ lưỡng, cho nái nằm nơi thoáng mát, không quá nóng hay quá lạnh và tránh gió lùa mưa tạt. Trước khi cho lợn con bú mẹ lần đầu tiên trоng vòng 24h sаu khi ra đời, cần vệ sinh kỹ các vú của nái để làm sạch chất bẩn hoặc phân bịt mất lỗ tia sữa, rồi nặn thử vàі tіa sữa đầu. Dùng thuốc sát trùng lau nhẹ nhàng núm vú rồi mới cho lợn con

Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể lợn nái bú sữa mẹ.. Τhân nhіệt nái khoảng 390C là bình thường. Nếu nái sốt trên 400C phải thận trọng vì có thể nái đã bị hội chứng MMA nhiễm trùng sau đẻ, cần được điềυ trị kịp thời. Nếu nái vừa sốt mà bầu vú đau căng nhưng không viêm đỏ, nghĩa là nái bị sốt sữa.

Một đặc điểm khác cũng cần được lưu tâm là tình trạng dịсh hậu sản bài xuất ở bộ phân sinh dục của nái sau khi đẻ. Dịch hậu sản của nái đẻ bình thường có màu trong hoặc hơi hồng, tiết ra ít. Nếu dịch hậu sản tiết ra nhiều, đặc, có mùi hôi, có màυ bất thường như trắng đục, vàng, xanh nhạt, đỏ hồng… thì nguy cơ nái bị nhiễm trùng là rất cao. Cách điều trị cơ bản là thụt rửa bằng thuốc tím hoặc thuốc sát trùng, kết hợp với việc tiêm kháng sinh và theo dõi hàng ngày.

Nếu gặp trường hợp lợn nái đẻ không bình thường thì phải can thiệp, như lợn đẻ khó, đẻ khô, lợn con đẻ ra bị ngạt hay thai bị chết trong bụng không ra được.

+ Trường hợp lợn đẻ khó. Can thiệp:

Cho lợn mẹ uống nước muối loãng để tăng sức cho lợn rặn. Xoa dầu hay các lá nóng vào bụng để kích thích lợn nái rặn. Tiêm oxytoxin hoặc lutalyse (là các hormon thúc đẻ).

Có thể mổ để lấy lợn con ra. + Trường hợp lợn đẻ khô

Biểu hiện: lợn nái rặn rất nhiều nhưng con không ra và không thấy có nước ối chảy ra hoặc ddã ra từ trước. Can thiệp:

Cho dầu thực vật có trộn kháng sinh vào cổ tử cung. Kết hợp tiêm oxytoxin

Có thể cho tay vào kéo lợn con ra

+ Trường hợp thai chết trong bụng. Can thiệp: Tiêm oxytoxin

Cho tay vào kéo lợn con ra

Có thể mổ lấy lợn con ra nếu cổ tử cung không mở. + Trường hợp lợn con đẻ ra bị ngạt. Can thiệp:

Hà hơi thổi ngạt Hô hấp nhân tạo

Bôi rượu hoặc cồn vào rốn và xung quanh mũi lợn con

Ngâm lợn con vào nước ấm khoảng 30-350C trong khoảng 5 phút và làm hô hấp nhân tạo tiếp.

4.2.2. Chăm sóc heo con sơ sinh

Việc chăm sóc heo con sơ sinh rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ heo sơ sinh bị tử vong và giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Quá trình chăm sóc heo con sơ sinh bao gồm:

+ Lợn con sau khi sinh cần được chống lạnh sau đó chùi nhớt, dãi ở mồm và mũi, cắt răng nanh (nên bấm càng sớm càng tốt vì lúc này răng mềm, ít chảy máu)

+ Tiếp đó, vuốt ngược chất dinh dưỡng vào cuống nhau để tiến hành cắt rốn. Khi cắt, buộc chặt cuống rốn ở vị trí cách mặt bụng chừng 2cm, nên cố định nút buộc bằng 1 mũi khâu để tránh nút buộc bị tuột, dùng dao hoặc kéo sạch đã sát trùng để cắt rốn cách nốt buộc 1cm; sau khi cắt tiến hành sát trùng cuống rốn bằng dung dịch MD Diodin hoặc cồn Iod để đảm bảo không bị nhiễm trùng.

+ Bước tiếp là cho heo con bú sữa đầu. Sữa đầu có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là có chứa hàm lượng lớn kháng thể giúp ngăn ngừa bệnh cho heo con (lưu ý nên cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì hàm lượng kháng thể chỉ có trong sữa đầu trong vòng 12 giờ sau sinh).

+ Cung cấp nhiệt độ cho heo con để tránh cho heo con không bị stress do sự thay đổi đột ngột giữa bên trong và bên ngoài cơ thể heo mẹ. Nhiệt độ thích hợp đối với heo con trong giờ đầu là 360C, nhiệt độ cho heo con theo mẹ nên để trên 300C.

+ Tiêm sắt cho heo con đúng kỹ thuật cũng rất quan trọng. Hàm lượng sắt (thành phần quan trọng để tạo máu) trong sữa của heo mẹ không đáp ứng nhu cầu, heo con cần được tiêm sắt để tránh hiện tượng thiếu máu. Heo con thường được tiêm sắt vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 sau khi sinh với liều 1ml/con/lần.

4.3.1. Chuồng trại

Chuồng nuôi đảm bảo yên tĩnh, khô, sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè, có rác khô độn chuồng (nhất là mùa đông) và rác khô thay hàng ngày. Sưởi ấm cho lợn con trong tuần đầu mới đẻ. Nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo: tuần tuổi đầu là 32 - 340C, tuần thứ 2 là 30 - 320C, tuần 3 là 28 - 300C; Độ ẩm thích hợp là 65 - 70%.

4.3.2. Chế độ ăn uống

Sau khi đẻ, nái thường mệt, ăn ít hoặc không ăn nhưng phải cung cấp đầy đủ nước uống. Thời kỳ này heo nái cần lượng nước rất lớn để tiết sữa nuôi con. Trung bình heo nái và đàn heo con cần 35 - 50 lít nước/ngày tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và thời tiết.

Nếu có điều kiện nên cho nái uống nước, cháo tinh bột gạo, bắp, hay cám để cung cấp năng lượng (chất bột đường) bù đắp cho cơ thể bị mất sau khi đẻ. Ðịnh lượng thức ăn hàng ngày theo khả năng tiết sữa của nái và sức bú của heo con, nên tăng lượng thức ăn dần dần để tránh tình trạng nái dư sữa. Lượng thức ăn trung bình cho nái trong thời kỳ nuôi con khoảng 4,5 kg/con/ngày.

Cần quan sát kỹ thay đổi thể vóc của nái để tăng giảm định mức ăn. Nái mập nên hạn chế thức ăn nếu nuôi ít con. Nái gầy nuôi nhiều con nên cho ăn tự do theo nhu cầu vì sự cân bằng dưỡng chất trong thức ăn hàng ngày không đủ bù lại với nhu cầu tiết sữa để nuôi con; nếu không nái sẽ bị suy kiệt sau thời gian nuôi con, chậm động dục lại sau khi cai sữa con. Trong thời kỳ nuôi con các nang noãn vẫn phát triển, dinh dưỡng tốt thì nái đẻ lứa sau mới đạt nhiều con.

4.3.3. Theo dõi sức khỏe

Sau khi đẻ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể nái, thông thường thân nhiệt nái khoảng 390C. Nếu thân nhiệt trên 400C là tình trạng báo động do nhiễm trùng sau đẻ, phải có biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời.

Một đặc điểm khác cũng cần được lưu tâm là tình trạng dịсh hậu sản bài xuất ở bộ phân sinh dục của nái sau khi đẻ. Dịch hậu sản của nái đẻ bình thường có màu trong hoặc hơi hồng, tiết ra ít. Nếu dịch hậu sản tiết ra nhiều, đặc, có mùi hôi, có màυ bất thường như trắng đục, vàng, xanh nhạt, đỏ hồng… thì nguy cơ nái bị nhiễm trùng là rất cao. Cách điều trị cơ bản là thụt rửa bằng thuốc tím hoặc thuốc sát trùng, kết hợp với việc tiêm kháng sinh và theo dõi hàng ngày.

Vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống thường xuyên, giữ chuồng luôn khô ráo sạch sẽ, che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa. Trong 3 tuần đầu sau khi đẻ, không nên tắm cho heo mẹ và heo con.

4.3.4. Theo dõi lượng sữa

Ðể nái tiết sữa tốt, cần tạo bầu tiểu khí hậu tốt cho nái, không quá nóng, quá lạnh, ẩm thấp, không khí quá khô, tránh gió lùa mưa tạt. Thức ăn của nái phải đủ chất, không hư mốc, vón cục, phải đủ lượng xơ cần thiết tránh táo bón. Luôn cung cấp đủ nước. Khả năng tiết sữa của nái thay đổi theo từng cá thể, giống, lứa đẻ, số con nuôi, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu thời tiết, biện pháp chăm sóc.

Trong thời gian tiết sữa nuôi con, có sự cân bằng giữa lượng canxi, phốt-pho, chất béo giữa khẩu phần ăn với lượng sữa nuôi con. Bổ sung chế phẩm chứa iốt cho nái để tăng hoạt động tuyến giáp cũng giúp cho nái tiết sữa tốt hơn, nhưng phải thận trọng không được dùng quá liều. Các chế phẩm chứa iốt không thể trị chứng viêm vú, sốt sữa, tắc sữa hoặc tuyến sữa bị teo.

Thông thường nái đẻ tốt, sự tiết sữa tăng từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 21 rồi giảm dần. Do đó ở tuần lễ thứ tư có sự khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ khi đàn heo con đang sức tăng trưởng cao. Ðể tránh hiện tượng đàn con tăng trưởng chậm lại, tập heo con ăn sớm là một biện pháp kỹ thuật cần thiết.

5. Nuôi heo con theo mẹ

5.1. Chăm sóc heo con mới sinh

Việc chăm sóc heo con sơ sinh rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ heo sơ sinh bị tử vong và giúp nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Quá trình chăm sóc heo con sơ sinh bao gồm:

+ Lợn con sau khi sinh cần được chống lạnh sau đó chùi nhớt, dãi ở mồm và mũi, cắt răng nanh (nên bấm càng sớm càng tốt vì lúc này răng mềm, ít chảy máu)

+ Tiếp đó, vuốt ngược chất dinh dưỡng vào cuống nhau để tiến hành cắt rốn. Khi cắt, buộc chặt cuống rốn ở vị trí cách mặt bụng chừng 2cm, nên cố định nút buộc bằng 1 mũi khâu để tránh nút buộc bị tuột, dùng dao hoặc kéo sạch đã sát trùng để cắt rốn cách nốt buộc 1cm; sau khi cắt tiến hành sát trùng cuống rốn bằng dung dịch MD Diodin hoặc cồn Iod để đảm bảo không bị nhiễm trùng.

+ Bước tiếp là cho heo con bú sữa đầu. Sữa đầu có rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là có chứa hàm lượng lớn kháng thể giúp ngăn ngừa bệnh cho heo con (lưu ý nên cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt vì hàm lượng kháng thể chỉ có trong sữa đầu trong vòng 12 giờ sau sinh).

+ Cung cấp nhiệt độ cho heo con để tránh cho heo con không bị stress do sự thay đổi đột ngột giữa bên trong và bên ngoài cơ thể heo mẹ. Nhiệt độ thích hợp đối với heo con trong giờ đầu là 360C, nhiệt độ cho heo con theo mẹ nên để trên 300C.

+ Tiêm sắt cho heo con đúng kỹ thuật cũng rất quan trọng. Hàm lượng sắt (thành phần quan trọng để tạo máu) trong sữa của heo mẹ không đáp ứng nhu cầu, heo con cần được tiêm sắt để tránh hiện tượng thiếu máu. Heo con thường được tiêm sắt vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 sau khi sinh với liều 1ml/con/lần.

5.2. Cho heo com bú sữa đầu

Heo con mới sinh cần được lau khô, cắt rốn và cho bú sữa đầu ngay vì sữa đầu có chứa hàm lượng vật chất khô cao, đặc biệt là protein, vitamin, kháng thể A-globulin và MgSO4... Nhưng sữa đầu chỉ hiện diện trong vòng 24 giờ sau khi sinh nên cần phải cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có thể nhận được kháng thể của mẹ truyền qua sữa. Do đó không nên cắt răng heo con sớm vì việc này có thể làm heo con bị đau ê hàm giảm sức bú mẹ.

Cho heo con bú còn tạo sự kích thích để tiết ra Oxytocin giúp heo mẹ tăng sự co bóp tử cung sinh con nhanh hơn, đồng thời giảm áp lực gây căng cứng bầu vú ở heo mẹ. Tuy nhiên, không nên cho bú chậm vì có thể làm heo con bị mất năng lượng, cứng hàm

5.3. Ghép đàn

Trong thực tế có những con nái đẻ quá nhiều (12,14,16,25...con.), có những con đẻ quá ít (5,7...con) thì cần phải san đàn ghép ổ để tránh lãng phí. Khi san đàn ghép ổ để tránh lãng phí. Khi san đàn ghép ổ phải tuân theo những nguyên tắc sau đây

+ Cả hai đàn nái hoặc 1 trong 2 đàn không mắc bệnh truyền nhiễm + Tuổi của hai đàn lợn con không chênh lệch nhau quá 1 tuần + Trước khi ghép phải cho lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ

+ Nên ghép vào ban đêm và trước khi ghép nên phun dầu hôi lên cả hai đàn lợn con để lợn ẹ không phân biệt được mùi của lợn lạ (nếu lợn mẹ ngửi thấy mùi của lợn lạ nó sẽ cắn chết).

5.4. Tập cho heo con ăn sớm

Một phần của tài liệu Giáo trình chăn nuôi lợn (Trang 45 - 49)