Lịch sử phát triển các trạm tham chiếu hoạt động liên tục

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 36)

Vấn đề nghiên cứu xây dựng lưới trắc địa độ chính xác cao phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin địa lý, giải quyết các bài toán phát hiện kiến tạo hiện đại của vỏ Trái đất và nhiều mục đích khác được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, ở các khu vực và nhiều nước trên thế giới. Khi công nghệ trắc địa vệ

tinh ra đời với phương pháp quan trắc vệ tinh bằng chụp ảnh vệ tinh trên nền trời sao và phương pháp quan trắc giao thoa trên đường đáy dài (VLBI) đã tạo nên nhu cầu hợp tác nghiên cứu Trái đất giữa các quốc gia. Cùng với sự

xuất hiện của các thế hệ trắc địa vệ tinh mới như công nghệ vệ tinh Laser đo khoảng cách SLR, công nghệ vệ tinh sử dụng hiệu ứng Doppler DORIS và hiện nay là công nghệ dẫn đường vệ tinh toàn cầu GNSS đã tạo nên khung hợp tác nghiên cứu Trái đất mang tính toàn cầu. Kết quả đầu tiên mang tính toàn cầu chính là Hệ quy chiếu toàn cầu WGS84 đã được cộng đồng quốc tế

xác lập vào năm 1984 để thay thế hoặc kết nối với tất cả những hệ quy chiếu mang tính khu vực hay quốc gia trước đó.

Các phương pháp nghiên cứu địa chất, nghiên cứu hoạt động của vỏ

Trái đất cũng đã chuyển từ quan niệm kiến tạo kinh điển sang quan niệm kiến tạo mảng. Hiện nay, quan niệm kiến tạo mảng đã được chứng minh bằng thực tiễn với các dữ liệu đo đạc về lục địa trôi, các dữ liệu đo đạc đáy đại dương, các dữ liệu đo đạc mặt đất từảnh vệ tinh để xác lập các đứt gẫy hiện

đại đang hoạt động,... Các nhà khoa học thế giới đã thừa nhận rằng lớp vỏ

Trái đất không đứng yên mà từng mảng đang trượt vào nhau, tạo nên các tuyến có hoạt động động đất và núi lửa rất mạnh như tuyến phía Đông và phía Tây của Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh đó, cộng đồng các nhà trắc địa quốc tế đã hợp tác để tạo nên cơ sở toán học chặt chẽ, phục vụ cho quan trắc chính xác hoạt động hiện

đại của vỏ Trái đất. Trước hết, một mạng lưới điểm tọa độ toàn cầu IGS (International GNSS Service) đã được xác lập trên cơ sở các điểm tọa độ được xác định bằng GPS của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài IGS còn có các mạng lưới khống chế quốc tế khác như IVS, ILRS, IDS hay Lưới địa

động lực khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (PCGIAP),...

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 35 - 36)