Dữ liệu các trạm tham chiếu hoạt động liên tục đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và duy trì Khung quy chiếu quốc gia, làm cơ sở để duy trì các mạng lưới quốc gia (các mạng lưới GNSS và các mạng lưới thiên văn trắc
địa) và thống nhất về cơ sở toán học cho quốc gia, khu vực và toàn cầu; xác
định tham số chuyển đổi giữa các hệ tọa độ, cung cấp cơ sở kỹ thuật quan trắc phục vụ cho việc dự báo, cảnh báo làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai liên quan đến các hoạt động tân kiến tạo của các mảng địa chất vỏ Trái Đất cung cấp dịch vụ định vị GNSS cần độ chính xác cao trong các hoạt động đo đạc bản đồ, dẫn đường cho người, phương tiện và các loại vũ khí hiện đại, cung cấp số các số cải chính trong các ứng dụng đo đạc biển và dẫn đường trên biển, cung cấp số liệu phục vụ việc xử lý sau cho các tổ chức có yêu cầu, cung cấp tín hiệu RTK, DGPS phục vụ cho công tác đo đạc địa chính, công trình, dẫn đường hiện đại; cung cấp số liệu phục vụ các ngành Khí tượng thủy văn, Vật lý khí quyển và các ngành kinh tế quốc dân khác, vì vậy, các trạm tham chiếu họat động liên tục phải hội tụđầy đủ các tính năng kỹ thuật sau:
1. Về kỹ thuật
Thu, lưu trữ và truyền trực tiếp về trung tâm xử lý dữ liệu tín hiệu của tất cả các hệ thống định vị vệ tinh (GPS, GLONASS, GALILEO, BẮC
Tín hiệu thu được phải ổn định, liên tục trong suốt quá trình hoạt động. Tín hiệu lưu trữ tại mỗi trạm tham chiếu hoạt động liên tục với tần suất trong thời gian tối thiểu là 30 ngày.
Tựđộng thu thập các số liệu bổ trợ như nhiệt độ, độẩm, áp suất, hướng và tốc độ gió,…
2. Về trang thiết bị
Máy thu tín hiệu vệ tinh đa tần số và anten độ nhạy cao, để thu tín hiệu
ổn định, bảo đảm chất lượng cao ở mọi tần số.
Ăng-ten có khả năng thu được tín hiệu từ tất cả các hệ thống vệ tinh
định vị như GPS: L1, L2, L2C và L5; GLONASS: L1, L2 và L3; Galileo: Ll, E5a, E5b và E6; Compass: Bl, B2 và B3; các tín hiệu kênh L.
Máy tính và phần mềm cần thiết để thu và lưu trữ dữ liệu, tính và phát số cải chính, truyền trực tiếp số liệu về Trung tâm xử lý dữ liệu.
Có nguồn điện và đường truyền internet ổn định.
3. Về kiến trúc
Đối với các trạm GNSS CORS phục vụ các mục đích có độ chính xác rất cao như kết nối hệ quy chiếu trắc địa quốc gia với quốc tế, nghiên cứu địa
động lực, nghiên cứu mực nước biển dâng,… các trạm này phải đảm bảo:
Được xây dựng trên nền địa chất ổn định, vững chắc, lâu dài, được bảo vệ tốt trong mọi tình huống, không chịu tác động của chuyển động cục bộ, độ thông thoáng để thu tín hiệu vệ tinh là 50 so với đường chân trời tại điểm đặt anten; Vị trí trạm thu phải thu được tín hiệu phát trên tất cả các tần số của các hệ
thống vệ tinh định vị. Tín hiệu không chịu ảnh hưởng của địa hình (che khuất) hoặc các nguồn nhiễu khác.
Đối với các trạm có chức năng DGPS: Vị trí đặt trạm phải được xây dựng trong khu vực có nền đất ổn định, vững chắc, lâu dài; được bảo vệ tốt trong mọi tình huống; Vị trí trạm thu phải thu được tất cả tín hiệu GNSS. Tín hiệu không chịu ảnh hưởng của địa hình (che khuất) hoặc các nguồn nhiễu khác. Vị trí xây lắp trạm thu GNSS và anten phát tín hiệu cải chính phân sai phải được bố trí cách xa nhau khoảng 100 m và 2 anten phải cách nhau khoảng 100 mét; Tín hiệu vệ tinh được thu, phát liên tục 24/24 giờ trong ngày với tần suất 1epoch/1giây nên phải có đủ số lượng nhân viên làm việc với toàn bộ hệ thống, nơi ăn nghỉ phải được bố bí gần kề để đảm bảo thời gian làm việc (24 giờ/ngày),...
Đối với các trạm GNSS CORS thuộc mạng lưới GNSS CORS quốc gia và các trạm GNSS CORS khác: Vị trí đặt trạm phải được xây dựng có nền đất vững chắc ổn định, có thể sử dụng tầng thượng của các loại nhà cao tầng, có trần bê tông phẳng, không nghiêng; Độ thoáng để nhận tín hiệu vệ tinh là 50 so với đường chân trời tại điểm đặt trạm; Có nguồn điện và nguồn internet ổn
định; Vị trí đặt trạm an toàn, cố định, ít thay đổi sở hữu hay thay đổi kết cấu cơ sở hạ tầng.
Vị trí xây dựng trạm CORS không làm ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể, mỹ quan cũng như các công trình khác trong khu vực. Các hoạt động của trạm CORS không ảnh hưởng đến các hoạt động chung trong khu vực.