Hiện trạng các trạm GNSS CORS tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 49)

Trước thành tựu phát triển vượt trội của công nghệ GNSS trên thế giới,

ở Việt Nam trong thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ GNSS trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin địa lý nói chung đã bắt nhịp với xu thế phát triển trên thế giới. Các trạm GNSS CORS – thành phần cơ bản của hạ tầng thông tin địa lý – đã và đang được xây dựng trên lãnh thổ nước ta nhằm đáp

ứng các yêu cầu thực tiễn về dữ liệu phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện dự án “Xây dựng mạng lưới trạm định vị toàn cầu bằng vệ tinh trên lãnh thổ Việt Nam” do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam là đơn vị khởi xướng và thực hiện với việc xây dựng 65 trạm GNSS CORS trên lãnh thổ Việt Nam với mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất là cung cấp dịch vụ số liệu hiệu chỉnh độ

trong chế độ thời gian thực dựa trên nền tảng truyền số liệu qua Internet. Trong số 65 trạm được xây dựng nêu trên có 24 trạm Geodetic CORS, các trạm còn lại là NTRK CORS [5]. 24 trạm Geodetic CORS được xây dựng dựa trên cơ sở nâng cấp 6 trạm DGPS hiện có của Bộ Tài nguyên và Môi trường và 18 trạm được xây dựng mới. 6 trạm hiện có nêu trên là các trạm đặt tại Đồ

Sơn, Vũng Tàu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng và Quảng Nam. Ba trạm

Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng được xây dựng với mục đích ban đầu chủ

yếu phục vụ công tác phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc, 03 trạm còn lại phục vụ khảo sát, đo đạc biển và dẫn đường cho các phương tiện hoạt động trên biển (các điểm màu xanh thể hiện trên hình 1.7).

Để phục vụ cho mục đích xây dựng hệ quy chiếu, hệ tọa độ quân sự, 07 trạm DGNSS/CORS của Bộ Quốc phòng đã được xây dựng và đưa vào hoạt

động. Trong số các trạm này có 06 trạm được xây dựng tại các địa điểm là thành phố Móng Cái, thành phố Vinh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cam Ranh, đảo Phú Quốc và đảo Trường Sa Lớn [6]. Các trạm này có vừa có chức năng phát số hiệu chỉnh phân sai DGPS phục vụ khảo sát, đo đạc biển và dẫn

đường cho các phương tiện hoạt động trên biển,… vừa có chức năng CORS

đo liên tục phục vụ cho việc xây dựng hệ quy chiếu, hệ tọa độ quân sự, nghiên cứu địa động lực, đánh giá hậu quả do thảm họa thiên tai gây ra (động đất, núi lửa, sóng thần,...) trong nước, trong khu vực và trên thế giới, tham gia vào việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của đất nước,… (các điểm màu đỏ trên hình 1.7). Các điểm DGNSS/CORS là những điểm tham gia vào mạng lưới điểm GNSS CORS quốc gia.

Ngoài các trạm tham chiếu hoạt động liên tục của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng quản lý, một sốđơn vị cũng đã xây dựng các trạm GNSS CORS phục vụ cho các mục đích chuyên ngành như: 03 trạm của GPS CORS của Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công

nghệ Việt Nam lắp đặt tại Hà Nội, thành phố Huế và thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho việc nghiên cứu vật lý khí quyển; 01 trạm GNSS CORS tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất và lắp đặt 05 trạm GNSS CORS cho một số đơn vịở Miền Nam phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và đào tạo [7].

Hình 1.7. Các trạm tham chiếu hoạt động liên tục trên lãnh thổ Việt Nam. Nguồn [5], [6]

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 46 - 49)