0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Khái quát về địa giới hành chính

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TRẠM THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ CÁC MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 71 -71 )

Đường địa giới hành chính của một địa phương là một đường bao khép kín xác định phạm vi mà ở đó thực thi các hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước và kinh tế địa phương. Đường địa giới hành chính là một đường thẳng hay đường cong được đánh dấu ở thực địa và biểu diễn lên bản đồ.

Hệ thống hành chính của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm ba cấp cơ bản: Tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường). Địa giới hành chính được quy định có 4 loại: Quốc gia, tỉnh, huyện, xã để xác định rõ

điểm đặc trưng trên đường địa giới. Bản đồ địa hình dùng làm bản đồ nền để

vạch ra đường địa giới hành chính thường có tỷ lệ từ 1/1.000 đến 1/100.000. Bộ hồ sơ địa giới hành chính là tài liệu quan trọng phục vụ quản lý nhà nước vềđất đai và giải quyết các tranh chấp.

Việc xác định địa giới hành chính được quy định tại Điều 16, Luật Đất

đai 2003 như sau: Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước. Bộ Nội vụ

quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về

kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ

sơ địa giới hành chính các cấp. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Như vậy, chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính trong toàn quốc (không phân biệt ở cấp nào) là nhiệm vụ của Chính phủ.

Chính phủ trực tiếp tổ chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơđịa giới hành chính của các tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương.

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp tổ

chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ

sơđịa giới hành chính của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong

địa bàn mình quản lý. Uỷ ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố

thuộc tỉnh trực tiếp tổ chức thực hiện việc xác định các mốc địa giới hành chính trên thực địa,lập hồ sơ địa giới hành chính của các xã, phường, thị trấn trong địa bàn mình quản lý.

Đường địa giới hành chính phải được chính quyền các cấp tương đương của các bên thừa nhận và cấp trên phê duyệt được xác định ở thực địa, cắm

mốc và thể hiện lên bản đồ. Để tiến hành công việc này các cấp hành chính tỉnh, huyện phải thành lập Ban chỉ đạo bản đồ địa giới, cấp xã phải thành lập hội đồng địa giới.

Việc vạch và mô tảđịa giới phải bắt đầu từ một vị trí đặc trưng, sau đó tiếp tục từ điểm này đến điểm khác cho đến khi kết thúc. Khi thực hiện vạch

địa giới phải tuân theo một số quy định chung sau đây: - Ở vùng đồng bằng: Phân theo đường sá, bờ ruộng,...

- Ở vùng núi cao: Phân chia địa giới theo sông, núi hoặc khe núi,... - Phân chia địa giới theo sông ngòi thường lấy chỗ sâu nhất, khi trên sông có cầu thường lấy điểm giữa cầu.

- Phân chia địa giới qua hồ, rừng, bãi cát,.. nên dùng dạng

đường thẳng,...

Sau khi hồ sơ địa giới được các bên thống nhất và được cấp trên phê duyệt, các cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp sẽ tổ chức cắm mốc và vẽ lại

đường địa giới chính thức.

2.3.2. Xác định ta độ, độ cao mc địa gii hành chính

1. Chọn điểm chôn mốc địa giới hành chính a. Quy cách mốc địa giới hành chính

Mốc ĐGHC cấp xã được chia thành 3 cấp: xã, huyện, tỉnh và được sử

dụng phù hợp cho từng cấp hành chính tương ứng. Tuỳ theo điều kiện địa hình cụ thểđể thiết kế và triển khai lựa chọn một trong ba loại mốc sau đây:

- Mốc chôn: sử dụng cho tất cả các vùng, mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 (39 TCVN 6025 1995) trở lên. Mốc có lõi sắt Ф8 dài 15cm, phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc. Mốc có thể được đúc sẵn rồi chôn hoặc đổ trực tiếp tại thực địa. Quy cách mốc chôn được quy định tại Phụ

- Mốc gắn: sử dụng trong trường hợp vị trí cắm mốc được chọn trên nền

đá. Mốc có kích thước mặt 30cm x 30cm, có chiều cao tối thiểu 20cm so với mặt đá, được trát phẳng các mặt. Mốc được đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 trở lên. Mốc có lõi sắt Ф8 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm.

- Mốc chôn ngang bằng mặt hè phố, đường giao thông: Được sử dụng trong trường hợp vị trí cắm mốc được chọn là hè phố hoặc đường giao thông. Mốc có kích thước bề mặt là 40cm x 40cm, có chiều cao 40cm. Mốc được

đúc bằng bê tông cốt sắt, đạt mác M25 trở lên. Mốc có lõi sắt Ф8 dài 15cm phía trên có dấu chữ thập làm tâm mốc ngang bằng mặt mốc.

- Ghi chú trên mặt mốc

Đối với mốc chôn ghi chú thành 3 hàng được viết bằng chữ in hoa: + Hàng trên: “ĐỊA GIỚI TỈNH” (HUYỆN, XÃ) hoặc có thể viết tắt chữ địa giới “Đ.G.”

+ Hàng giữa: Tên đơn vị hành chính.

+ Hàng dưới: Sốđầu là sốđơn vị hành chính cùng chung mốc, sau đó là chữ “T”, “H” hoặc “X” tương ứng với mốc cấp tỉnh, huyện hoặc xã, tiếp theo là dấu chấm và số thứ tự của mốc.

+ Các ghi chú trên mặt mốc phải khắc chìm sâu khoảng 0,5cm. Các chữ, số có kích thước cao 3cm, rộng 2cm; nét chữ khoảng 0,5cm. Hàng chữ trên cùng cách mép trên khoảng 5cm - 6cm, giãn cách giữa các hàng chữ 2,5cm - 3,0cm.

Mốc gắn trên nền đá, mốc chôn ngang mặt hè phố, đường giao thông: + Trên mặt mốc, cách mép trên 5cm là dòng chữ “MỐC ĐỊA GIỚI” cao 6cm, rộng 3cm. Ở giữa là vòng tròn, trong đó phía trên ghi số hiệu mốc, phía dưới là chữ số khoảng cách đến điểm giao nhau của đường ĐGHC các cấp.

Phía ngoài vòng tròn là phạm vi của các đơn vị hành chính và mũi tên chỉ

hướng đến điểm giao nhau của đường ĐGHC các cấp. Kích thước các chữ, số: cao 4cm và rộng 2cm. Các ghi chú, chữ và số đều khắc chìm, nét chữ

khoảng 0,5cm.

b. Chọn điểm, chôn mốc

Điểm địa giới hành chính được chọn trên cơ sởđối soát thực địa với bản

đồđịa giới hành chính, bản đồđịa hình. Vị trí cắm mốc phải được các đơn vị

hành chính liền kề thống nhất lựa chọn và xác nhận pháp lý. Mốc địa giới hành chính cấp huyện được đúc theo kích thước và khuôn dạng được trình bày ở điểm 1 đã nêu ở trên. Mặt mốc có ghi tên của đơn vị hành chính nào thì hướng mặt mốc về phía đơn vị hành chính đó.

Khi cắm mốc ĐGHC phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính nhà nước các đơn vị hành chính liền kề và đại diện cơ quan hành chính nhà nước cao hơn chứng kiến.

Sau khi cắm mốc ĐGHC phải tiến hành lập bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC. Khi vẽ sơ đồ vị trí mốc ĐGHC chọn ít nhất ba (03) địa vật ổn

định lâu dài làm vật chuẩn để có khả năng khôi phục lại vị trí của mốc trong trường hợp bị mất hoặc bị phá hủy sau này. Các số liệu đo từ mốc đến vật chuẩn đối với góc phương vị lấy đến chẵn giây và khoảng cách lấy đến 0,1m; Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 03a, 03b, 03c ban hành kèm theo Thông tư 48/2014/TT-BTNMT.

Sau khi hoàn thành việc cắm mốc ĐGHC, phải bàn giao mốc ĐGHC các cấp cho các đơn vị hành chính trực tiếp quản lý mốc và lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư

2. Đo tọa độ mốc địa giới hành chính

Tọa độ mốc ĐGHC được đo trực tiếp ở thực địa bằng các loại máy thu GNSS hoặc bằng máy toàn đạc điện tử. Các điểm khống chế tọa độ khởi tính là các điểm tọa độ Nhà nước từđiểm địa chính cơ sở trở lên. Khi xác định tọa

độ điểm ĐGHC theo phương pháp GNSS, tùy theo khoảng cách từ các điểm khống chế Nhà nước đến mốc ĐGHC để lựa chọn thời gian quan trắc cho phù hợp, nhưng không được ít hơn 60 phút.

Trước khi đo phải lập lịch đo bằng công nghệ GNSS và chú ý sử dụng fileephemird không quá 1 tháng và tọa độ gần đúng của trung tâm khu đo:

- Chọn thời gian đo có ít nhất 4 vệ tinh khoẻ liên tục.

- Chọn PDOP (sai số do ảnh hưởng của đồ hình vệ tinh) không lớn hơn 4,0. - Ngưỡng góc cao vệ tinh lớn hơn 15o.

Máy sử dụng đểđo các mốc ĐGHC là máy thu tín hiệu vệ tinh 1 hoặc 2 tần số.

Các dụng cụ đo nhiệt độ, áp suất phục phải được kiểm định tại Trung tâm khí tượng thuỷ văn theo định kỳ, phải photo đóng quyển giao nộp theo thành quả.

Quy định tên file đo, lần đo được đánh số và nạp vào máy đo như sau: - 4 ký tựđầu là lấy số thứ tự mốc;

- Ký tự tiếp là số thứ tự ngày đo trong năm; - Ký tự cuối là số thứ tự ca đo.

Các yếu tố áp suất, nhiệt độ, độ ẩm được đo 2 lần vào lúc bắt đầu và lúc kết thúc ca đo với độ chính xác được quy định như dưới đây, lấy giá trị trung bình và nạp vào máy trước khi tắt máy:

- Nhiệt độđo chính xác 0.50C;

- Áp suất đo chính xác đến 1 milibar hoặc 1 mmHg; - Độẩm tính đến 1%.

Chiều cao ăng ten đo 2 lần vào lúc bắt đầu và kết thúc ca đo, đo chính xác đến 1mm lấy giá trị trung bình nạp vào máy.

Nếu sử dụng máy có chức năng ghi tựđộng những thông tin trạm đo và trị đo thì không cần ghi sổ mà ghi file dữ liệu đo vào đĩa CD để giao nộp cùng với file kết quả tính toán bình sai. Nếu sử dụng máy chỉ ghi được trị đo mà không ghi được đầy đủ thông tin trạm thì phải ghi vào sổ nhật ký trạm đo.

Tuỳ thuộc vào bộ nhớ của máy thu và kế hoạch đo bằng công nghệ

GNSS để tính toán thời điểm trút số liệu vào máy vi tính cho phù hợp, trước khi trút số liệu phải kiểm tra các file đo nếu có sai sót phải sửa chữa ngay.

3. Tính toán tọa độđiểm địa giới hành chính

Quy trình tính toán bình sai xác định tọa độ mốc ĐGHC được thực hiện như quy trình tính toán bình sai lưới khống chế tọa độ các cấp. Tọa độ các mốc ĐGHC cấp huyện được tính toán bình sai trong Hệ VN-2000, múi chiếu 3o phù hợp với kinh tuyến trục của bản đồ địa hình được sử dụng làm nền để

thành lập bản đồĐGHC.

Sai số trung phương tọa độ mốc ĐGHC sau bình sai không được phép vượt quá 0,3m đối với mặt phẳng. Ở khu vực ẩn khuất, khó khăn các sai số

Trước khi tính chiều dài cạnh phải tính chiều cao thẳng đứng của ăng ten, công thức tính phù hợp với từng loại ăng ten. Tính chiều dài cạnh phải kiểm tra các giá trị nhiệt độ, áp suất, độẩm, số hiệu trạm đo.

Các điểm đo đồng thời phải tính cạnh độc lập bằng phần mềm được Bộ

Tài nguyên và Môi trường cho phép, chất lượng xử lý cạnh được quy định như sau:

- Lời giải được chấp nhận: Fixed.

- Ratio (chỉ xét đến khi lời giải chấp nhận Fixed): > 1,5. - Reference Variance (Phương sai chuẩn): < 30,0. - RDOP: < 0,1.

Trường hợp một trong các chỉ tiêu trên vượt giá trị cho phép nhưng không quá 1,5 lần thì phải tiến hành tính khép tam giác, đa giác và bình sai sơ

bộđể quyết định phải tính lại, loại bỏ hay đo lại. Sau khi tính cạnh trong toàn lưới phải tiến hành tính sai số khép hình theo sơđồđo.

Các chỉ tiêu sai số sau bình sai phải đạt được như sau: - Sai số vị trí điểm sau bình sai ≤± 0,3 m.

- Sai số khép toạđộ các tam giác ≤ 1/5000.

- Sai số trung phương tương đối cạnh yếu nhất ≤ 1/5000. - Sai số trung phương phương vị≤ 10”.

- Sai số chênh cao đo nối bằng công nghệ GNSS trong một tam giác không vượt quá ≤60 S mm (S là chiều dài cạnh tính bằng km).

- Độ cao điểm ĐGHC được xác định với độ chính xác tương đương với

Sau khi tính toán bình sai phải lập Bảng xác nhận tọa độ mốc ĐGHC, giá trị tọa độ, độ cao mốc ĐGHC được điền viết đến 0,01m theo mẫu được quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 48/2014/TT-BTNMT.

2.3.3. ng dng các trm tham chiếu hot động liên tc để xác định ta độ

mc địa gii hành chính

Theo quy định tại Thông tư số 48/2014/TT-BTNMT ngày 22/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường [12], các điểm địa giới hành chính được đo thành lưới tam giác đường chuyền hoặc tứ giác dày đặc. Các điểm gốc khống chế tọa độ quốc gia phân bốđều và bao phủ trên toàn bộ phạm vi khu đo với mật độ hợp lý. Phương án này mặc dù đang được áp dụng trong thực tế và hoàn toàn đáp ứng yêu cầu xác định tọa độ mốc ĐGHC nhưng rất không hiệu quả về mặt kinh tế và lãng phí rất nhiều nhân công, thiết bị vì phải đặt máy thu GNSS tại các điểm khống chế quốc gia để truyền tọa độ quốc gia cho toàn mạng lưới. Vì vậy, trong thực tế thường thực hiện theo cách sử dụng một số điểm có tọa độ Nhà nước làm điểm gốc và đo GNSS liên tục để cung cấp dữ

liệu phục vụ xử lý sau cho các máy GNSS "di động" (các máy GNSS đo trên các mốc địa giới hành chính theo từng ca đo với thời gian không ít hơn 60 phút/1 ca đo). Các máy GNSS "di động" này không phải liên kết với nhau thành một mạng lưới (không phải đo đồng bộ) mà đo thành các lưới tam giác, tứ giác (tùy thuộc vào số lượng điểm gốc) với các điểm gốc là điểm đặt máy GNSS đo liên tục. Các máy đo tại các điểm gốc phải là máy GPS 2 tần sốđể đảm bảo việc đo nối đạt chất lượng tốt.

Với các đặc thù của các trạm GNSS CORS là dữ liệu đo liên tục 24 giờ

trong ngày, dữ liệu có độ chính xác cao đáp ứng cho việc xử lý tức thời cũng như xử lý sau thì đây là nguồn dữ liệu rất thiết thực đáp ứng tốt cho nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn sản xuất. Vì vậy, việc ứng dụng dữ liệu của

các trạm tham chiếu hoạt động liên tục trong công tác Trắc địa - Bản đồ nói chung và công tác xác định tọa độ mốc địa giới hành chính nói riêng là xu thế

tất yếu của thời đại.

Với công việc cụ thể là nhằm xác định tọa độ của các mốc địa giới hành chính, dữ liệu của các trạm tham chiếu hoạt động có thể được khai thác theo các hướng chính:

- Hướng thư nhất: Các trạm tham chiếu hoạt động liên tục đóng vai trò như là các điểm khống chế Nhà nước. Các máy thu GNSS đặt tại các điểm mốc địa giới hành chính thu tín hiệu vệ tinh. Số liệu thu GNSS này kết hợp với số liệu đo của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục trong cùng thời

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG TRẠM THAM CHIẾU HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ CÁC MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA (Trang 71 -71 )

×