Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 84)

1. Vị trí địa lý

Khu vực thực nghiệm thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Yên

Định là một huyện thuộc vùng đồng bằng tiếp giáp với miền núi - trung du của tỉnh Thanh Hoá, nằm dọc theo sông Mã. Trung tâm của huyện là thị trấn Quán Lào, cách thành phố Thanh Hoá 28 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ

45, có toạđộđịa lý: từ 19056’ - 20005’ vĩđộ Bắc và từ 105029’ - 105046’ kinh

độĐông (hình 3.1)

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

+ Phía Nam giáp huyện Thọ Xuân và huyện Thiệu Hoá. + Phía Đông giáp huyện Hoằng Hoá và huyện Hà Trung. + Phía Tây giáp huyện Ngọc Lặc.

Tổng diện tích tự nhiên là 228 km2, dân số 161.000 người. Yên Định có 27 xã và 2 thị trấn.

2. Điều kiện tự nhiên

- Địa hình: Yên Định có địa hình đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông, chia làm 3 vùng rõ rệt:

+ Vùng núi và trung du có diện tích đất tự nhiên 82 km2, chiếm 35,96% diện tích toàn huyện, độ cao trung bình vùng núi từ 200 – 300 m, độ dốc trên 25o; vùng trung du có độ cao trung bình 150 – 200 m, độ dốc từ 15 - 20o.

+ Vùng đồng bằng có diện tích đất tự nhiên là 146 km2, chiếm 64,04% diện tích toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thống Sông Mã, và một số sông nhỏ

khác. Độ cao trung bình từ 2 – 15 m, xen kẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập. Đồng bằng Sông Mã có diện tích lớn thứ ba sau đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng.

Chất đất của huyện Yên Định chủ yếu là đất thịt, một số khu vực ven Sông Mã có đất cát pha. Nền địa chất trên toàn khu vực nhìn chung tương đối

ổn định.

- Thủy hệ: Yên Định được bao bọc bởi Sông Mã ở phía Bắc và Sông Cầu Chày ở phía Nam, còn có các sông nhỏ như Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt tạo nên một hệ thống tương đối đa dạng. Hồ Cựu Mê Giang là một danh lam thắng cảnh của tỉnh Thanh Hóa, diện tích khoảng 4km2 cung cấp nước cho phần phía Bắc của Huyện.

- Thực phủ: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và sự phân hóa của địa hình nên thảm thực vật ở Yên Định tương đối phong phú và đa dạng. Tuy không có rừng tự nhiên nhưng rừng trồng được phát triển khá mạnh. Hiện có 873,8 ha rừng trồng phân bố trên địa bàn 19 xã, thị trấn. Rừng phòng hộ

chiếm 85% tổng diện tích rừng, trồng các loại cây lát, muồng, keo lá chàm. 15% còn lại là rừng sản xuất trồng các loại cây lấy gỗ và cây ăn quả.

- Khí hậu: Yên Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm và sự chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm tương đối cao. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.300 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 7 ÷ 9. Mỗi năm có khoảng 90 - 130 ngày mưa. Trong năm về mùa mưa thường xảy ra lũ lụt cục bộ ở một số vùng có độ cao trung bình thấp. Khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

3. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Giao thông: Yên Định có mạng giao thông tương đối đa dạng, ngoài quốc lộ 45 nối từ thành phố Thanh Hóa xuyên qua huyện Yên Định đến Ninh Bình theo hướng Nam - Bắc, còn có các tỉnh và đường liên huyện, xã. Tỉnh lộ

518 chạy từ đường Hồ Chí Minh qua một phần phía Tây của huyện nối với

đường tỉnh 506 tại huyện Thọ Xuân, đường huyện Quán Lào - Định Tăng nối từ trung tâm huyện đến huyện Ngọc Lặc theo hướng Đông Tây và đường huyện Yên Định - Vĩnh Lộc từ Ngã ba thị trấn Quán Lào đến huyện Vĩnh Lộc và các đường liên xã, liên thôn khác.

- Dân cư: Theo kết quảđiều tra thời điểm 31/12/2012, dân số toàn huyện Yên Định là 160.530 nghìn người (mật độ dân số 798 người/km2) trong đó nữ

chiếm 51,08 %, nam chiếm 48,92%. Đại đa số là dân tộc Kinh, có các tôn giáo: Lương giáo và Công giáo, dân tộc Mường có 1350 người.

Dân cư phân bố khá đều trên toàn huyện, phân bố dọc theo bờ sông Mã, sông Cầu Chày và dọc các trục giao thông chính. Dân cưở nông thôn chiếm 90,96%, đô thị chiếm 9,04%, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nhất là thâm canh cây lúa, năng động phát triển các ngành nghề mới.

4. Đánh giá vềđiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

Với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực thực nghiệm nêu trên rất thuận lợi cho công tác khảo sát, đo đạc ngoại nghiệp. Tuy nhiên, nếu thi công vào mùa mưa (thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm) khu vực này thường xảy ra hiện tượng sạt lởđất tương đối nguy hiểm. Cần có biện pháp phòng tránh đểđảm bảo an toàn cho người và phương tiện, máy móc và tài liệu.

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 81 - 84)