Tăng dày các trạm tham chiếu hoạt động liên tục để nâng cao độ

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 71)

chính xác ta độđim di động

Do tầm quan trọng của mạng lưới trạm tham chiếu hoạt động đối với sự

nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, đồng thời góp phần tích cực vào nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện dự án “Xây dựng mạng lưới trạm định vị toàn cầu bằng vệ tinh trên lãnh thổ Việt Nam” với mục tiêu xây dựng 65 trạm GNSS CORS trên lãnh thổ Việt Nam đáp ứng các nhu cầu về nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và kết nối quốc tế. Dự án được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2016

đến 2020. Cục Bản đồ, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ quốc phòng sau khi xây dựng xong 7 điểm GNSS CORS phục vụ cho mục đích xây dựng hệ quy chiếu, hệ tọa độ quân sự thì từ năm 2016, Cục cũng đang thực hiện dự án nhằm xây dựng bổ sung các trạm tham chiếu hoạt động liên tục để tăng dày mật độ các trạm, đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ GNSS cho mục đích dẫn đường và nghiên cứu, phát triển các ứng dụng phục vụ cho các hoạt động của quân đội. Bên cạnh đó, một số trạm tham chiếu hoạt động liên tục do các có quan khác xây dựng phục vụ mục đích nghiên cứu, thử nghiệm các nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật chuyên ngành.

Từđó cho thấy ở Việt Nam hiện nay, số lượng các trạm tham chiếu hoạt

động liên tục chưa bảo đảm mật độđể giải quyết các nhiệm vụ chuyên ngành và phát triển các ứng dụng. Các trạm tham chiếu hoạt động liên tục trên lãnh thổ Việt Nam vẫn còn hoạt động hoàn toàn độc lập theo từng trạm hay một nhóm trạm, chưa được liên kết với nhau thành một mạng lưới nên sản phẩm

của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục chưa được đặt đúng vị trí, chưa phát huy được hết tác dụng trong việc nghiên cứu giải quyết các bài toán địa

động lực và thể hiện được vai trò là phục vụđa mục đích. Các trung tâm xử lý dữ liệu ở Việt Nam cũng chỉ hoạt động phân tán với chức năng chính là giải quyết các nhiệm vụ thuộc chuyên ngành hẹp, chưa liên kết được với nhau thành một trung tâm xử lý dữ liệu tập trung ở tầm quốc gia để giải quyết các bài toán mang tầm quốc gia, khu vực hay trên phạm vi toàn cầu, gây khó khăn cho việc nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan dòng chảy của khoa học công nghệ hiện đại của thế giới,...

Khi các dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Quốc phòng hoàn thành, trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có hơn 100 trạm tham chiếu hoạt động liên tục. Nguồn dữ liệu từ các trạm tham chiếu hoạt động liên tục này sẽđủđể

cung cấp cho mọi ngành khoa học nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ chuyên ngành; cho các hoạt động chung của xã hội,...Mạng lưới các trạm tham chiếu hoạt động liên tục nêu trên đáp ứng yêu cầu nâng cao độ chính xác tọa độ của các điểm di động.

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 70 - 71)