hoạt động liên tục trên thế giới
GNSS tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội hiện đại. Trên quy mô toàn cầu, dữ liệu của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục được trung tâm phân tích dữ liệu của IGS thu thập từ các trung tâm dữ liệu khu vực, kết hợp với các kỹ thuật VLBI và SLR để cho ra đời các sản phẩm phục vụ
cho người sử dụng. Các sản phẩm của tổ chức IGS về cơ bản bao gồm [4], [1]: - Truy nhập tới và cập nhật được sự phát triển liên tục của Khung quy chiếu Trái đất quốc tế (IRTF); thu nhận được vị trí và tốc độ chuyển dịch của các trạm thu cùng các tham số quay của Trái đất;
- Nhận được quĩđạo vệ tinh chính xác của các vệ tinh GPS, GLONASS; - Nhận được các mô hình sai sốđồng hồ của các vệ tinh GPS, GLONASS; - Các tham số đặc trưng cho độ trễ tầng đối lưu phương thiên đỉnh (Tropo Sphere Zenit Path Delay – TZPD);
- Các tham số quay của Quảđất; - Bản đồ tầng điện ly toàn cầu.
Việc kết nối khung quy chiếu quốc gia gắn kết với mạng lưới IGS và xử
lý dữ liệu sử dụng các dịch vụ của IGS cho phép các quốc gia hoặc khu vực có cơ hội hợp tác, trao đổi dữ liệu dùng chung để giải quyết các bài toán mang tính khu vực và toàn cầu. Các bài toán mang tính quốc tếđặc trưng hiện nay
như các tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, chuyển dịch mảng và trôi dạt lục địa, các tham số biểu thị tốc độ quay của Trái Đất, sự
thay đổi độ cao của mặt nước biển và đại dương, địa hình mặt biển, dòng chảy
đại dương, trường trọng lực độ phân giải cao,...
Việc hoàn thiện khung quy chiếu Trái đất quốc tế ITRF dựa trên các kết quả nghiên cứu các hiện tượng địa động học toàn cầu và xác định chính xác quĩ đạo các vệ tinh, toạ độ cùng tốc độ chuyển dịch của các trạm quy chiếu IGS trong ITRF đã mở ra triển vọng to lớn cho các quốc gia trên thế giới để
xây dựng và hoàn thiện hệ quy chiếu, hệ tọa độ quốc gia dựa trên việc sử
dụng công nghệ GNSS kết hợp với các sản phẩm của tổ chức IGS.
Ngoài ra, sử dụng các dịch vụ của IGS kết hợp với sản phẩm của một số
tổ chức khoa học thế giới bảo đảm nâng cao độ chính xác trong việc dẫn
đường cho các phương tiện hoạt động trên bộ, trên không và trên biển.
Trên bình diện khu vực, dữ liệu của các trạm tham chiếu họa động liên tục tham gia xây dựng khung quy chiếu khu vực, tạo điều kiện để mô tả các diễn biến toàn cảnh của cả khu vực trên cơ sở hợp tác chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia; nghiên cứu địa động lực khu vực (cấu trúc biên của mảng, các đới tách dãn, đới hút chìm, sự đụng độ của các lục địa, biến dạng trong mảng,...); quản lý và dẫn đường cho người và phương tiện (chủ yếu sử dụng kỹ thuật DGPS); bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; xây dựng các công trình trên biển và phục vụ du lịch,...
Dữ liệu các trạm tham chiếu hoạt động liên tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội và nghiên cứu khoa học ở tầm quốc gia. Trước hết, mạng lưới GNSS CORS tham gia xây dựng hệ tọa độ động lực quốc gia (gắn kết với IGS) để duy trì các mạng lưới trắc địa quốc gia, tham gia xây dựng các mạng lưới trắc địa ở mọi cấp độ; xây dựng cơ sở dữ liệu địa
lý không gian quốc gia; thu thập thông tin địa lý phục vụ đo đạc bản đồ; dẫn
đường cho máy bay cất hạ cánh, cho các tàu ra vào cảng; dẫn đường và quản lý, giám sát các phương tiện giao thông; phục vụ các hoạt động đa ngành như
nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, quản lý bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, quân sự quốc phòng, cứu hộ - cứu nạn, các hoạt động giải trí,...
Trong nghiên cứu địa động lực, dữ liệu các trạm tham chiếu hoạt động liên tục phục vụ đánh giá biến dạng trong các đới đứt gãy (tích lũy ứng suất, trượt địa chấn và trượt phi địa chấn, lũy biến sau địa chấn,...) và sự thay đổi bề mặt địa hình do tác động của các tai biến tự nhiên,...
1.3. Tình hình nghiên cứu ứng dụng dữ liệu của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục ở Việt Nam hoạt động liên tục ở Việt Nam