Khái quát về lưới GPS thực nghiệm

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 90)

Do các trạm GNSS CORS là các trạm thu dữ liệu liên tục 24 giờ/ngày và từ ngày này qua ngày khác nên số liệu của các trạm này hoàn toàn đáp ứng

đo nào phục vụ cho việc xác định tọa độ mốc địa giới hành chính. Trong luận văn này, số liệu của các trạm GNSS CORS tương ứng với thời điểm đo đạc của lưới thực nghiệm được Cục Bản đồ, Bộ Tổng Tham Mưu cung cấp.

Lưới ĐGHC huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa được xây dựng gồm 8

điểm ĐGHC có số hiệu POI1, POI2, POI3, POI4, POI5, POI6, POI7 và POI8,

được thiết kế trên cơ sở bản đồ vạch tuyến địa giới hành chính huyện Yên

Định, tỉnh Thanh Hóa (hình 3.2). Các mốc ĐGHC của các điểm nêu trên được thiết kế, chôn mốc, ghi chú mặt mốc theo đúng quy định [16].

Hình 3.2. Sơđồ lưới thực nghiệm

Khi cắm mốc ĐGHC đã có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính các đơn vị liền kề và đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa chứng kiến. Trong số 08 điểm của lưới thực nghiệm, có 3 điểm thuộc ranh giới của 03 xã, gồm:

- Điểm POI1 có số hiệu (QL-ĐB-ĐT)03x.1380 thuộc ranh giưới của 03

đơn vị hành chính: Thị trấn Quán Lào, xã Định Bình và xã Định Tường.

- Điểm POI6 có số hiệu (ĐH-ĐB-ĐT)03x.1290 thuộc ranh giới của 03 xã: Định Hưng, Định Bình và Định Tường. POI1 POI6 POI2 POI4 POI5 POI7 POI8 POI3 208408 208311

- Điểm POI7 có số hiệu (ĐT-ĐT-ĐH)03x.1380 thuộc ranh giưới của 03 xã: Định Tân, Định Tiến và Định Hòa.

Các điểm còn lại của lưới thực nghiệm là các điểm đặc trưng đều nằm trên ranh giới của 2 xã thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Sau khi cắm mốc ĐGHC đã tiến hành lập bản xác nhận sơđồ vị trí mốc

ĐGHC. Khi vẽ sơ đồ vị trí mốc ĐGHC chọn ít nhất ba (03) địa vật ổn định lâu dài làm vật chuẩn để có khả năng khôi phục lại vị trí của mốc trong trường hợp bị mất hoặc bị phá hủy. Các số liệu đo từ mốc đến vật chuẩn đối với góc phương vị lấy đến chẵn giây và khoảng cách lấy đến 0,1m. Bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc ĐGHC được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 03a, 03b, 03c ban hành kèm theo Thông tư 48/2014/TT-BTNMT (hình 3.3).

Sau khi hoàn thành việc cắm mốc ĐGHC, đã bàn giao mốc ĐGHC các cấp cho các đơn vị hành chính trực tiếp quản lý mốc và lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư số

48/2014/TT-BTNMT.

* Các điểm tọa độ, độ cao Nhà nước trong khu vực thực nghiệm

Qua quá trình khảo sát và thu tập số liệu tọa, độ cao các điểm Nhà nước trong khu vực thực nghiệm cho thấy, điểm tọa độ, độ cao Nhà nước trên địa bàn huyện Yên Định tương đối nhiều, ngoài các điểm tọa độ lưới Cấp "0" và các điểm tam giác hạng I, II còn có các điểm địa chính cơ sở (hạng III). Tuy nhiên, do yêu cầu xác định tọa độ mốc ĐGHC nên trong khu vực thực nghiệm chỉ sử dụng 02 điểm địa chính cơ sở là điểm khởi tính. Tọa độ và độ cao của 02 điểm địa chính cơ sở khởi tính được thống kê trong bảng 3.1:

Bảng 3.1. Tọa độ, độ cao các điểm gốc Nhà nước

STT Tên điểm X (m) Y (m) h (m)

1 208408 2208218,795 569080,997 7,209 2 208411 2208789,065 574053,818 5,543

Các điểm khống chế nêu trên có tọa độ nằm trong Hệ tọa độ VN2000, Hệđộ cao Hòn Dấu, kinh tuyến trung ương 1050, múi chiếu 6 độ.

Bên cạnh đó, tọa độ và độ cao của 03 trạm GNSS/CORS đặt tại Đà Nẵng (DNRS), Nghệ An (NARS) và Hà Nội (BDRS) thuộc Cục Bản đồ, Bộ

Tổng tham mưu quản lý cũng đã được thu thập. Tọa độ và độ cao của các

điểm này được thống kê trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tọa độ, độ cao các điểm DGNSS/CORS trong Hệ tọa độ VN2000

STT Tên điểm Mã hiệu Tọa độ Độ cao h (m)

X (m) Y (m)

1 Đà Nẵng DNRS 1776130.482 843000.599 18.292 2 Nghệ An NARS 2074422.790 569492.262 16.601 3 Hà Nội BDRS 2327971.144 581929.871 45.341 Các điểm trên có tọa độ thuộc Hệ tọa độ VN2000, Hệ độ cao Hòn Dấu, kinh tuyến trung ương 1050, múi chiếu 60.

Ngoài ra, để phục vụ công tác tính độ cao thủy chuẩn đo bằng GNSS Cục Bản đồ/ Bộ Tổng tham mưu còn cấp số liệu của 03 trạm GNSS/CORS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đà Nẵng (DNRS), Nghệ An (NARS) và Hà Nội (BDRS) trong Hệ tọa độ

WGS84 quốc tế. Tọa độ địa lý và độ cao trắc địa của các điểm này được thống kê trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tọa độđịa lý, độ cao trắc địa các điểm DGNSS/CORS trong Hệ tọa độ WGS84

STT Tên điểm Mã hiệu Tọa độ

Độ cao trắc địa H (m) Vĩ độ Kinh độ 1 Đà Nẵng DNRS 160 02' 24.14336" 1080 12' 24.89698" 8.297 2 Nghệ An NARS 180 45' 33.13717" 1050 39' 40.20081" -6.867 3 Hà Nội BDRS 210 02' 59.28941" 1050 47' 25.65760" 18.578

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 85 - 90)