Tình hình khai thác, ứng dụng dữ liệu của các trạm GNSS CORS

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 50)

Vit Nam

Dữ liệu của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ sở hạ tầng địa lý không gian quốc gia. Trong thời gian qua, dữ liệu của các trạm GNSS CORS đã được khai thác, sử dụng tại Việt Nam phục vụ cho các nhiệm vụ:

- Dữ liệu các trạm tham chiếu hoạt động liên tục của Bộ Quốc phòng

được sử dụng để tính toán tọa độ, độ cao trong hệ tọa độ quốc tế WGS84 cho các mốc chủ quyền thuộc dự án "Xây dựng các điểm cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam" của Bộ Tài nguyên và Môi trường - dự án được Chính phủ phê duyệt năm 2013.

- Tham gia vào mạng lưới PCGIAP với các điểm Điện Biên, Đồ Sơn, Vũng Tàu và Đà Nẵng [8].

- Tham gia lưới động lực Đông Nam Á với 02 điểm tham chiếu hoạt

động liên tục tại Đồ Sơn và Vũng Tàu, 02 điểm tại Hà Nội và Đà Nẵng [8]. - Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu thực hiện đo nối GPS kết hợp với dữ

liệu 06 trạm cơ sở thường trực DGNSS/CORS tại Móng Cái, Nghệ An, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc và Trường Sa để xác định tọa độ, độ cao các mốc chủ quyền, các địa vật định hướng và điều tra thông tin địa lý trên 33 điểm

đóng quân tại quần đảo Trường Sa theo Chỉ thị của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2014 [9].

- Viện Khoa học và Bản đồ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cục Bản đồ, Bộ Tổng tham mưu dựa trên dữ liệu các trạm tham chiếu hoạt

động liên tục của Bộ Quốc phòng tổ chức đo đạc, tính toán tọa độ, độ cao trong hệ tọa độ quốc tế WGS84 các địa vật quan trọng thuộc các sân bay quốc tế của Việt Nam theo chương trình Liên minh hàng không SkyTeam năm 2014.

- Dữ liệu của các trạm GNSS/CORS được sử dụng để nghiên cứu về

tầng điện li [1], [3], [4], [10].

- Dữ liệu của các trạm GNSS/CORS được sử dụng để nghiên cứu chuyển dịch hiện đại của vỏ Trái Đất. Theo [11], số liệu đo lưới GNSS thường trực cho phép nghiên cứu các quá trình biến dạng tức thời tại các vùng hoạt động địa chấn, kiến tạo và núi lửa, tạo các tiền đề để dự báo các thảm họa liên quan. Số liệu GNSS tại các trạm thường trực bố trí trên nội khối cho phép tính véc tơƠ-le quay đặc trưng cho vận tốc chuyển động của khối,...

Ngoài ra, dữ liệu của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục cũng dã

được sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng lưới khống chếảnh, thành lập lưới địa chính,… Trong tương lai, khi Việt Nam xây dựng hệ thống trạm tham chiếu hoạt động liên tục bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ, vai trò của các trạm này sẽ tăng lên rất nhiều, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Ứng dụng trạm tham chiếu hoạt động liên tục xác định tọa độ các mốc địa giới hành chính huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 49 - 50)