định tọa độ mốc địa giới hành chính
Tọa độ mốc địa giới hành chính được xác định bằng phương pháp GNSS dựa trên nguyên tắc đo lưới tọa độ theo phương pháp GNSS hay sử
dụng toàn đạc điện tử. Do các mốc địa giới hành chính được cắm ở những vị
trị đặc trưng nên khoảng cách giữa các điểm thường chênh lệch nhau khá lớn và vị trí cắm mốc có thể bị ảnh hưởng của các nguồn gây nhiễu tín hiệu. Vì vậy, phương án tối ưu nhất là sử dụng công nghệ GNSS để xác định tọa độ
bằng GNSS ở những vị trí thuận lợi (cọc phụ), sau đó sử dụng toàn đạc điện tửđể chuyền tọa độ từ các cọc phụ cho mốc địa giới hành chính.
Với yêu cầu sai số phương không lớn hơn 0.3m về tọa độ, khi sử dụng công nghệ GNSS tọa độ mốc địa giới hành chính có thể được xác định bằng
phương pháp đo tĩnh, đo tính nhanh, thậm chí bằng các công nghệ hiệu chỉnh thời gian thực như RTK (hay NRTK), Công nghệ LOGD, Công nghệ trạm tham chiếu ảo,... Các phương pháp đo, công nghệ áp dụng sẽ được xem xét chi tiết trong chương 2.
Sử dụng công nghệ GNSS để xác định tọa độ mốc địa giới hành chính theo phương pháp đo tĩnh, các điểm khống chế tọa độ dùng để khởi tính là các
điểm tọa độ nhà nước có trong khu đo. Tùy theo khoảng cách từ các điểm khống chế đến mốc địa giới hành chính cần xác định tọa độ để lựa chọn thời gian quan trắc cho phù hợp nhưng không được ít hơn 60 phút [12].
Quy trình tính toán bình sai tọa độ mốc địa giới hành chính được thực hiện như quy trình tính toán bình sai lưới khống chế tọa độ các cấp. Tọa độ
các mốc địa giới hành chính được tính toán bình sai trong Hệ tọa độ VN2000, múi chiếu, kinh tuyến trục phù hợp với bản đồ địa hình sử dụng làm nền để
thành lập bản đồđịa giới hành chính.
Như vậy, phương pháp xác định tọa độ mốc địa giới hành chính giống như phương pháp xác định tọa độ lưới khống chế các cấp. Sử dụng công nghệ
GNSS chuyền tọa độ từ điểm khởi tính đến các mốc địa giới hành chính dựa trên gia số tọa độ của vec tơ cạnh đo.
Với sự phát triển của thiết bị và công nghệ xử lý dữ liệu đo GNSS, tọa
độ mốc địa giới hành chính còn có thể được xác định từ dữ liệu của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục. Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục là không cần đặt máy thu tín hiệu vệ tinh trên các điểm khống chế tọa độ Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm công tác hoàn toàn chủ động kế hoạch thi công,... Tọa độ mốc địa giới hành chính được xác định thành các điểm độc lập dựa trên tọa độ và số liệu đo của các trạm tham chiếu hoạt động liên tục. Vẫn biết rằng, hiện nay các trạm tham
chiếu hoạt động liên tục ở xa khu đo, do khoảng cách giữa các trạm rất lớn, thời gian đo tại một điểm sẽ dài hơn và việc đo đạc phải sử dụng máy thu tín hiệu vệ tinh 2 tần số,... Tuy nhiên, trong điều kiện các mốc tọa độ nhà nước bị
xê dịch do tác động của nhân sinh và tự nhiên thì phương pháp này có ưu
điểm là đảm bảo việc xác định với độ chính xác đồng đều cho các điểm địa giới hành chính trong toàn quốc.