Xuất các giải pháp phòng tránh nguy cơ trượt đất

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 93 - 101)

L ỜI CẢM ƠN iii 

3.4.3.xuất các giải pháp phòng tránh nguy cơ trượt đất

7. Cấu trúc của luận văn 5 

3.4.3.xuất các giải pháp phòng tránh nguy cơ trượt đất

- Cần gia cố các bề mặt taluy đường, sườn vách dốc ở những vị trí xung yếu, có nguy cơ xảy ra trượt đất cao bằng những tường chống xói mòn, tường phản áp hoặc các cọc bê-tông, cọc sắt,...

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước, xây dựng đường dẫn thoát nước tại phía đỉnh của khối trượt dự báo bằng các máng bê-tông dọc hai bên tuyến đường nhằm làm giảm độ ẩm ướt của nền đất, tăng độ kết cấu của đất tại vách dốc. Có giải pháp kỹ thuật làm tiêu thoát lượng nước ngầm của các vách taluy, nhất là vào mùa mưa.

* Giải pháp về quy hoạch:

- Nâng cao hiệu quả các dự án trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm chống xói mòn đất, lũ quét cục bộ.

- Bảo vệ nghiêm ngặt tại các rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đầu nguồn; nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng bằng cách giao khoán rừng trồng cho người dân, nhằm hạn chế phá rừng một cách tự phát làm gia tăng nguy cơ, tốc độ cũng như quy mô trượt đất.

- Lựa chọn các loài cây thích hợp để trồng nhằm nâng cao khả năng chống trượt đất của từng khu vực như keo, bạch đàn,… Các vách taluy không gia cố có thể trồng cỏ Vetiver, giống cỏ được đánh giá là đa mục tiêu, dễ làm, tốn ít công sức, tiền của nhưng mang lại hiệu quả như vừa chống xói mòn, giảm nhẹ thiên tai, đồng thời còn làm thức ăn cho gia súc,…

- Có phương án di dời hoặc tăng cường gia cố chắc chắn, bảo vệ các công trình nằm trong những khu vực có nguy cơ xảy ra trượt đất.

- Cần phải áp dụng kết hợp nhiều giải pháp, biện pháp cho một khu vực khi xử lý phòng chống nguy cơ xảy ra trượt đất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã thành lập được bản đồ cảnh báo trượt đất tỷ lệ 1/50.000 trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Km 805 đến Km 835 trên cơ sở đánh giá tổng ảnh hưởng của bốn yếu tố chính (độ dốc địa hình, thực phủ, thạch học và thủy hệ) đến nguy cơ trượt đất. Bản đồ cảnh báo trượt đất cho thấy, trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Km 805 đến Km 835, nguy cơ trượt đất được chia thành năm mức: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao.

Tuy nhiên, do khu vực xét có khoảng rộng 300m từ tim đường về mỗi bên trên tuyến đường Hồ Chí minh từ Km 805 đến Km 835 nên trong phạm vi này chỉ có ở đầu đoạn tuyến (Km 805 đến Km 807) có độ dốc địa hình lớn, thực phủ thưa thớt, thủy văn khá dày đặc thì có mức cảnh báo rất cao (màu đỏ) và cao (màu cam). Còn hầu hết là ở mức cảnh báo trung bình.

Kết quả đối chứng bản đồ nguy cơ trượt đất với số liệu điều tra tại thực địa cho thấy: mức độ cảnh báo trên bản đồ phù hợp với mật độ vị trí các điểm trượt khảo sát tại hiện trường. Những khu vực có mức độ cảnh báo cao thì mật độ điểm trượt thực tế tại hiện trường lớn và ngược lại. Do đó, sản phẩm bản đồ cảnh báo trượt đất có độ tin cậy cao. Bản đồ cảnh báo sẽ là một căn cứ quan trọng để hỗ trợ nhà quản lý xác định mức độ ưu tiên khi triển khai nhiệm vụ phòng, chống trượt đất.

Để hạn chế những thiệt hại do những tai biến môi trường gây ra, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp phòng tránh nguy cơ trượt đất.

Phương pháp tiếp cận trong luận văn hoàn toàn có thể áp dụng để thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất có thể áp dụng cho toàn tuyến đường Hồ Chí Minh cũng như các tuyến đường giao thông khác.

2. Kiến nghị

- Để nâng cao chất lượng của bản đồ cảnh báo, thông tin của dữ liệu đầu vào cần được thu thập đầy đủ, chi tiết và có tính thời sự hơn.

- Vấn đề xác định trọng số cho các yếu tố cần được chính xác hóa hơn thông qua việc bổ sung thêm các số liệu khảo sát thực địa.

- Vì các yếu tố ảnh hưởng như độ dốc địa hình, thực phủ, thạch học, thủy hệ,… không ổn định mà thay đổi theo thời gian nên để hiệu quả hơn trong vấn đề cảnh báo trượt đất cho khu vực thì nên xây dựng cơ sở dữ liệu về nguy cơ trượt đất cho toàn tuyến và định kỳ cập nhật cơ sở dữ liệu để có được bản đồ cảnh báo chính xác theo từng thời điểm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Khôi Hùng, (1992). Nghiên cứu tai biến trượt lở tại các điểm dân cư vùng thủy điện Hòa Bình.

[2]. Nguyễn Quốc Thành và nnk, (2005). Nghiên cứu nguy cơ trượt lở

miền núi Bắc Bộ và giải pháp phòng tránh.

[3]. Lê Thị Nghinh và nnk, (2003). Nghiên cứu đánh giá tai biến trượt lở

khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và các giải pháp phòng tránh.

[4]. Dự án UNDP/VIE/97/2002. Nghiên cứu tai biến trượt lởở Việt Nam.

[5]. Nguyễn Trọng Yêm và nnk, (2002). Tai biến trượt lở ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

[6]. Nguyễn Ngọc Thạch, (2003). Nghiên cứu và dự báo tai biến thiên nhiên ở tỉnh Hòa Bình.

[7]. Trần Tân Văn và nnk, (2003). Đánh giá tai biến địa chất các tỉnh ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Phú Yên.

[8]. Nguyễn Quốc Thành và nnk, (2005). Một số công trình khác tập trung nghiên cứu tính chu kỳ của trượt đất tai biến tổng hợp nghiên cứu tính chất chu kỳ của hiện tượng dịch chuyển các khối đất đá ở một số nơi thuộc miền núi Bắc Bộ.

[9]. Trần Trọng Huệ và nnk, (2005). Nghiên cứu đánh giá tổng hợp các loại hình tai biến địa chất các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi Bắc Bộ.

[10]. Nguyễn Ngọc Thạch và nnk, (1998). Ứng dụng viễn thám và hệ

thông tin địa lý (GIS) nghiên cứu dự báo trượt lởđất vùng hồ thủy điện Sơn La.

[11]. Uông Đình Khanh và cộng sự, (2009). Hiện trạng tai biến trượt lở

[12]. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Viện nghiên cứu Địa

chất và Khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2006). Nguyên

nhân sụt lởđất tại Quảng Trị và trượt lở tại một số tỉnh Trung Bộ.

[13]. Hà Văn Hành, Hoàng Ngô Tự Do, (2006). Những đặc điểm địa hình - địa mạo liên quan đến quá trình trượt đất dọc đoạn đi qua tỉnh Quảng Bình của tuyến đường Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế.

[14]. Trương Phước Minh và cộng sự, (2011). Ứng dụng GIS và Viễn thám nghiên cứu trượt đất ở thành phố Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

[15]. Viện Địa chất và địa vật lý biển, (2011-2012). Ứng dụng công nghệ Viễn thám, GIS, GPS nghiên tai biến trượt - lởđất đá khu vực hồ thủy điện Sơn La khi công trình thủy điện này đi vào khai thác và đề xuất các giải pháp khắc phục.

[16]. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, (2013 - 2015).

Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ thảm họa trượt lởđất đá các vùng miền núi Việt Nam, phục vụ công tác qui hoạch, chỉ đạo điều hành phòng tránh thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

[17]. Vũ Duy Tiến, (2014). Nghiên cứu đánh giá nguy cơ tai biến trượt lở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với sự hỗ trợ của công nghệ viễn thám - GIS,

Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

[18]. Mai Thành Tân, Nguyễn Văn Tạo, (2013). Nghiên cứu đánh giá trượt đất khu vực Thừa Thiên - Huế.

[19]. Nguyễn Thị Tú Thanh và cộng sự, (2012). Trượt đất và các hiện tượng liên quan.

[20]. Trịnh Lê Hùng, (2016), Ứng dụng Viễn thám và GIS trong nghiên cứu trượt lở đất, Bài giảng Cao học, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

[21]. D. Anbalagan, (1992). Định lượng và phân vùng tai biến trượt lở đất cho vùng núi.

[22]. Bathurst J. C., Burton A., (1998). Mô hình vật lý về dòng bùn nông do trượt lởđất ở phạm vi lưu vực sông.

[23]. F.C. Dai, F.C. Lee, (2002). Đặc trưng của trượt lở đất và áp dụng GIS để mô phỏng tính bất ổn định độ dốc vùng Lantau, Hong Kong.

[24]. Crosta G., (1998). Phân vùng ngưỡng mưa - trợ giúp đánh giá tai biến trượt lởđất.

[25]. Liritano G. et al., (1998). Ước lượng tai biến trượt lởđất gây ra do mưa thời gian thực.

[26]. Fausto G. et al., (1999). Định lượng tai biến trượt lở đất - tổng quan về công nghệ hiện tại và ứng dụng để nghiên cứu ở các tỷ lệ khác nhau cho miền trung Italia.

[27]. D.P. Kanungo, S. Sarkar, (2006). Trượt lở đất và mối tương quan với tham số mưa - tiếp cận theo công nghệ GIS và viễn thám.

[28]. C.J. van Westen, (1993). Ứng dụng GIS phân vùng tai biến trượt lởđất.

[29]. R. F. Wilhelms, (2005). Đánh giá những nguy hiểm và rủi ro do trượt lởđất gây nên.

[30]. J. P. Malet và O. Maquaire. Các phương pháp đánh giá rủi ro của trượt đất.

[31]. Nguyễn Đình Dương, (1998), Kỹ thuật và phương pháp viễn thám, Bài giảng Cao học, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

[32]. Nguyễn Văn Đài, Giáo trình hệ thống thông tin địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: Đinh Công Hưởng.

Ngày tháng năm sinh: 05/04/1975 Nơi sinh: Hà Nam.

Địa chỉ liên lạc: Số 109/2, ngõ 70, phố Văn Trì, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Quá trình đào tạo:

- Từ 11/2002 ÷ 11/2007: Học Đại học tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. - Từ 12/2015 đến nay: Học Cao học tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

Quá trình công tác:

- Từ 7/1996 ÷ 02/1999: Làm việc tại Viện Nghiên cứu Địa chính (Nay là Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ Việt Nam).

- Từ 03/1999 ÷ 09/2009: Làm việc tại Công ty Đo đạc Ảnh địa hình. - Từ 10/2009 ÷ 05/2011: Làm việc tại Công ty CP Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc.

- Từ 06/2011 đến nay: Làm việc tại Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam.

XÁC NHẬN QUYỂN LUẬN VĂN ĐỦĐIỀU KIỆN NỘP LƯU CHIỂU TRƯỞNG KHOA TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 93 - 101)