Phân tích, đánh giá và cảnh báo nguy cơ trượt đất 62

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 87 - 93)

L ỜI CẢM ƠN iii 

3.4.1.Phân tích, đánh giá và cảnh báo nguy cơ trượt đất 62

7. Cấu trúc của luận văn 5 

3.4.1.Phân tích, đánh giá và cảnh báo nguy cơ trượt đất 62

Từ bản đồ cảnh báo trượt đất tỷ lệ 1/50.000 vừa được thành lập, với phạm vi nghiên cứu của đề tài chạy dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, nên tác giả chỉ đề xuất khoanh vùng xét với khoảng cách 300 mét kể từ tim đường về hai phía và chạy dài 30 km theo toàn đoạn tuyến từ Km 805 đến Km 835, cho thấy:

- Dọc theo tuyến đường, mức độ cảnh báo nguy cơ trượt đất tại các khu vực là không giống nhau và được thể hiện ở 5 cấp độ cảnh báo từ mức thấp (màu xanh đậm) đến mức rất cao (màu đỏ) trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng hợp từ các tiêu chí là độ dốc địa hình, thực phủ, thạch học và thủy hệ;

- Những vùng có độ dốc càng lớn thì mức cảnh báo nguy cơ xảy ra trượt đất càng cao (Như đoạn từ Km 805 đến Km 807);

- Những khu vực có yếu tố thực phủ là đất trống, đồi núi trọc thì mức cảnh báo nguy cơ xảy ra trượt đất cũng rất lớn (Như đoạn từ Km 805 đến Km 809; Km 818 đến Km 820;…).

Chiều dài các khu vực cảnh báo trượt theo từng mức độ được thống kê trong Bảng 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8. Bảng thống kê chiều dài các khu vực cảnh báo trượt đất

TT Mức cảnh báo Chiều dài (km) Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 Rất thấp 35,9 59,84

Tính tổng chiều dài cả hai phía tuyến

đường 2 Thấp 11,7 19,50 3 Trung bình 10,4 17,33 4 Cao 1,5 2,50 5 Rất cao 0,5 0,83 Cộng 60,0 100,00

Hình 3.31 - Biểu đồ thể hiện tỷ lệ cảnh báo trượt theo các mức

3.4.2. Kim chng bn đồ cnh báo trượt đất vi đối chng thc địa

Từ những phân tích, đánh giá như trên, khu vực có mức cảnh báo cao và rất cao chủ yếu nằm ở đầu đoạn tuyến, nơi có độ dốc địa hình lớn. Còn các khu vực khác thì có mức cảnh báo thấp hơn.

Để đánh giá độ chính xác của bản đồ cảnh báo trượt đất tại khu vực nghiên cứu, có rất nhiều phương pháp như kiểm tra tính nhất quán của phương pháp phân tích thứ bậc AHP và tính trọng số hay kiểm chứng thực địa. Ở đây, tác giả lựa chọn phương pháp kiểm chứng thực địa thông qua công tác điều tra, xác minh các vị trí điểm trượt tại hiện trường bằng cách sử dụng thiết bị đo GNSS cầm tay Garmin để xác định tọa độ và độ cao tại vị trí các điểm trượt dọc theo đoạn tuyến từ Km 805 đến Km 835.

Triển vẽ tọa độ của chúng lên trên nền bản đồ địa hình, kết quả được bản đồ vị trí các điểm trượt theo đối chứng thực địa, vị trí các điểm trượt được đánh dấu bằng các hình tam giác.

Chồng ghép bản đồ vị trí các điểm trượt theo đối chứng thực địa với bản đồ cảnh báo trượt đất cho kết quả kiểm chứng bản đồ cảnh báo trượt đất với đối chứng thực địa.

Kết quả đo đạc 14 điểm trượt được thể hiện trong Bảng 3.9. Bảng 3.9. Bảng kết quả khảo sát vị trí điểm trượt tại thực địa TT Tên điểm Tọa độ Độ cao H (m) Chiều dài phạm vi điểm trượt (km) X (m) Y (m) 1 1 2028268.202 562472.734 93.682 0,07 2 2 2026997.098 561666.947 165.027 0,15 3 3 2027155.084 563174.631 27.491 0,03 4 4 2026148.570 562546.121 218.503 0,18 5 5 2025628.058 564907.758 24.642 0,08 6 6 2022952.475 565212.695 64.825 0,10 7 7 2022230.433 567659.613 18.227 0,05 8 8 2017763.458 568143.540 77.514 0,12 9 9 2017063.515 568285.600 83.178 0,08 10 10 2017104.338 568795.015 91.922 0,05 11 11 2014705.314 570838.600 74.051 0,06 12 12 2014328.254 570763.903 53.842 0,11 13 13 2013894.829 571390.154 46.284 0,10 14 14 2005133.994 577158.872 14.507 0,05 Tổng 1,23

Kết quả so sánh kiểm chứng cho thấy, vị trí Km 807+000, ở phía Tây của tuyến đường, khu vực được cảnh báo nguy cơ trượt ở mức rất cao, được thể hiện bằng màu đỏ, có chiều dài phạm vi cảnh báo trượt 0,50 km. Khu vực

này có 01 vị trí điểm trượt (Điểm số 4) với chiều dài điểm trượt khoảng 0,18 km, chiếm tỷ lệ 36,00% chiều dài phạm vi cảnh báo trượt.

Vị trí Km 805+200, ở phía Tây của tuyến đường, khu vực được cảnh báo nguy cơ trượt ở mức cao, được thể hiện bằng màu cam, có chiều dài phạm vi cảnh báo trượt 1,50 km. Khu vực này có 01 vị trí điểm trượt (Điểm số 2) với chiều dài điểm trượt khoảng 0,15 km, chiếm tỷ lệ 10,00% chiều dài phạm vi cảnh báo trượt.

Các vị trí Km 805+450; Km 806+600; Km 808+700; Km 818+000; Km 819+200 và Km 819+300, phân bố về cả hai phía dọc theo tuyến đường, khu vực được cảnh báo nguy cơ trượt ở mức trung bình, được thể hiện bằng màu vàng, có tổng chiều dài phạm vi cảnh báo trượt 10,40 km. Khu vực này có 06 vị trí điểm trượt (Các điểm 1, 3, 5, 8, 9 và 10) với tổng chiều dài các điểm trượt khoảng 0,43 km, chiếm tỷ lệ 4,13% tổng chiều dài phạm vi cảnh báo trượt.

Các vị trí Km 811+500; Km 813+400; Km 822+700 đến Km 823+000; Km 823+700 và Km 835+000, phân bố về cả hai phía dọc theo tuyến đường, khu vực được cảnh báo nguy cơ trượt ở mức thấp, được thể hiện bằng màu xanh nhạt, có tổng chiều dài phạm vi cảnh báo trượt 11,70 km. Khu vực này có 06 vị trí điểm trượt (Các điểm 6, 7, 11, 12, 13 và 14) với tổng chiều dài các điểm trượt khoảng 0,47 km, chiếm tỷ lệ 4,02% tổng chiều dài phạm vi cảnh báo trượt.

Các khu vực còn lại là những khu vực được cảnh báo nguy cơ rất thấp thì chưa xảy ra điểm trượt nào (tỷ lệ 0,00%).

Tổng hợp phạm vi điểm trượt đất thực tế so với phạm vi cảnh báo theo từng mức độ được thể hiện trong biểu đồ Hình 3.21.

Hình 3.34 - Biểu đồ thể hiện mức tỷ lệ (%) trượt thực tế so với cảnh báo

Như vậy, bản đồ cảnh báo trượt đất trên tuyến đường Hồ Chí Minh từ Km 805 đến Km 835 được thành lập trên cơ sở tổng hợp ảnh hưởng từ các yếu tố thành phần là độ dốc địa hình, thực phủ, thạch học và mật độ thủy hệ phù hợp với kết quả đối chứng tại thực địa. Tỷ lệ phần trăm trượt thực tế so với cảnh báo giảm dần từ khu vực cảnh báo rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp. Kết quả này cho thấy bản đồ đảm bảo độ tin cậy cho mục đích cảnh báo nguy cơ xảy ra trượt đất tại khu vực.

Dựa vào bản đồ cảnh báo trượt đất, cơ quan quản lý có thể đặc biệt lưu ý đến những điểm có nguy cơ xảy ra ở mức rất cao để có biện pháp phòng tránh hữu hiệu.

Bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên môi trường. Dựa vào thông tin bản đồ có thể giúp các nhà quản lý lập kế hoạch chi tiết để xây dựng các dự án cũng như ra quyết định kịp thời nhằm ứng phó hữu hiệu với các tai biến môi trường hoặc giảm thiểu những thiệt hại do trượt đất gây ra.

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 87 - 93)