Một số khái niệm về tai biến và trượt đất 6 

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 31 - 33)

L ỜI CẢM ƠN iii 

1.1.1.Một số khái niệm về tai biến và trượt đất 6 

7. Cấu trúc của luận văn 5 

1.1.1.Một số khái niệm về tai biến và trượt đất 6 

Trước hết, trượt đất là một dạng tai biến thiên nhiên mang tính tiềm ẩn gây ra các hiểm họa về môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống xã hội của cộng đồng, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho một khu vực hoặc một địa phương nào đó.

a - Khái niệm về tai biến thiên nhiên

Theo D.C Call (1992): “Tai biến thiên nhiên là các hiện tượng địa chất, địa mạo, thuỷ văn,… có khả năng trở thành một tai biến, liên quan đến sự tương tác giữa con người và bất cứ một quá trình quản lý tài nguyên của con người với các hiện tượng tự nhiên cực đoan, gây nguy hiểm cho con người cả về vật chất lẫn tính mạng” [17].

Theo D.C Man: “Tai biến thiên nhiên là sự tương tác giữa hệ thống quản lý tài nguyên của con người với các hiện tượng tự nhiên cực đoan và hiếm hoi có nguồn gốc khác nhau (nội lực, ngoại lực), gây nguy hiểm cho con người cả về vật chất lẫn tính mạng” [17].

Có khá nhiều các khái niệm khác nhau về tai biến thiên nhiên, song tất cả đều thống nhất tai biến thiên nhiên là sự kiện gây nhiều tổn thất cho con người cả về mặt vật chất lẫn tính mạng, sinh ra do sự tương tác giữa hệ thống quản lý tài nguyên của con người với các hiện tượng tự nhiên cực đoan hoặc hiếm hoi có nguồn gốc khác nhau. Vì vậy, một hiện tượng trở thành tai biến chỉ khi nào có quan hệ với khả năng đối phó của xã hội hoặc cá nhân nào đó.

Có nhiều loại tai biến, trong số đó thì trượt đất là loại hình tai biến phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ, gây ra những thiệt hại lớn cho tài nguyên, môi trường, kinh tế và cộng đồng xã hội.

b - Khái niệm về trượt đất

Cho đến này, tồn tại một số khái niệm về trượt đất như sau:

Trượt đất là một hiện tượng địa chất đề cập đến sự chuyển động của một phần nền đất này so với phần nền đất khác theo một bề mặt [19].

Trượt đất có thể hiểu là sự di chuyển khối trên đỉnh của một bề mặt dốc không ổn định [19].

Trượt đất là hiện tượng di chuyển các khối đất đá trên sườn dốc theo một mặt trượt nào đó. Khối đất bị trượt gọi là thân khối trượt. Chiều rộng của thân khối trượt có thể tới hàng trăm mét, thể tích có khi tới hàng vạn mét khối hoặc hơn. Đặc điểm hình thái nổi bật của của một khối trượt là nó còn giữ được tính nguyên khối hoặc có thể bị rạn nứt, nhưng chưa đến mức vỡ ra. Do tác dụng của trọng lực và lực ma sát, đỉnh và chân khối trượt thường bị biến dạng chút ít. Tuy nhiên, trên bề mặt khối trượt, cây cối vẫn có thể tồn tại và phát triển, nhưng thân cây có thể bị uốn cong hoặc xiêu vẹo. Đây được coi là dấu hiệu quan trọng để dự báo trượt đất sắp xảy ra ở một nơi nào đó [20].

Hình 1.1 - Hình ảnh mô phỏng về trượt đất [20] V trí các vết nt Dc đứng Các khi nghiêng Các mnh vn

Trượt đất là dạng chuyển động khối ở các vùng đất dốc mà nguyên nhân là khi trọng lực của các khối đất thắng sức kháng cắt của chúng. Nó thường xảy ra khi có sự mất cân bằng trong khối trượt dẫn đến hình thành trạng thái cân bằng, ổn định mới và xảy ra ở những nơi sườn dốc của đồi, núi, vách đá. Có thể xảy ra chậm rãi hoặc bất ngờ [17].

Tóm lại, trượt đất là một trong những tai biến địa chất thường xuyên xảy ra ở các vùng có địa hình phân dị mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống xã hội của cộng đồng, gây thiệt hại nặng nề về con người và cơ sở vật chất trong khu vực. Do vậy, dự báo nguy cơ trượt đất cho các khu vực có nguy cơ trượt đất cao là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 31 - 33)