L ỜI CẢM ƠN iii
7. Cấu trúc của luận văn 5
1.2.1. Thành tựu nghiên cứu trên thế giới 12
Việc nghiên cứu tai biến địa chất được các nước trên thế giới quan tâm từ rất sớm và đã áp dụng rất nhiều các phương pháp khoa học và công nghệ tiên tiến vào quá trình tính toán, đánh giá, phân vùng nguy cơ tai biến địa chất và cảnh báo nguy cơ xảy ra các thảm họa.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về dự báo tai biến trượt lở đất trên thế giới, đóng góp tích cực vào việc phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai cho con người ở nhiều quốc gia.
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các nước phát triển như Nga, Tây Âu đã quan tâm nghiên cứu liên quan đến các vùng núi cao; các vùng khí hậu lục địa khô hạn khắc nghiệt như Trung Á, các vùng hoang mạc Bắc Phi, Bắc và Trung Mỹ. Đã có những kết luận ban đầu về cơ chế hoạt động cũng như những nguyên nhân phát sinh của các dạng tai biến này.
Hàng năm có rất nhiều cuộc Hội thảo quốc tế về tai biến thiên nhiên được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới. Thông qua các Hội thảo này đã đưa ra nhiều thông tin và phương pháp nghiên cứu mới trong việc phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại từ tai biến thiên nhiên như lũ lụt, trượt lở, xói lở, sóng thần, hạn hán, cháy rừng, nhiễm mặn,... về biến đổi khí hậu và các tai biến liên quan khác.
Các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở nội dung cơ chế vận động, tác động của các nguyên nhân, đồng thời phân vùng, cảnh báo, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại và các công nghệ mới ứng dụng trong ghiên cứu như GIS và viễn thám hoặc phân tích, đánh giá theo từng loại nguyên nhân gây nên tai biến.
- Nghiên cứu theo xu hướng đi phân tích, đánh giá nguyên nhân yếu tố ngưỡng mưa như [24],[25],[27]; nguyên nhân do yếu tố địa hình như [21],[23]; do yếu tố thủy hệ như [22].
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới như [23],[26],[27],[28].
- Hướng nghiên cứu nhằm đánh giá, định lượng và đưa ra cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ trượt lở đất như [26],[29],[30].