Các nguyên nhân do nhân tạ o

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 47 - 50)

L ỜI CẢM ƠN iii 

2.2.2.Các nguyên nhân do nhân tạ o

7. Cấu trúc của luận văn 5 

2.2.2.Các nguyên nhân do nhân tạ o

a - Khai thác rừng

Nơi mà những hoạt động khai thác rừng được quan sát trong khoảng 20 năm trên nền địa hình vững chắc thì không gia tăng trượt đất, còn ở những vùng đất yếu, nền đất không ổn định thì gia tăng trượt đất và xói mòn nơi đất rừng bị khai thác gỗ.

Tập quán của con người và sự quan tâm đến sinh cảnh là nguyên nhân hầu hết gây nên trượt đất trong khu vực đô thị nơi có mật độ dân số lớn cũng như nhiều đường sá, nhà cửa và khu công nghiệp.

Cấu trúc của những con đường trong khu vực cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hệ thống thoát nước, sự di chuyển của mạch nước ngầm bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sự sắp xếp khối lượng của lớp vỏ.

c - Và một số nguyên nhân khác

- Các hoạt động khai thác (than, mỏ,...);

- Các công trình điều chỉnh mái dốc hoặc chất tải thêm trên mái dốc; - Rung động từ các nhà máy, giao thông, vật liệu nổ,...

Tóm lại, trượt đất và các hiện tượng liên quan là nguyên nhân đáng kể dẫn đến sự biến mất sự sống. Mặc dù, đây là những hiện tượng tự nhiên nhưng tần suất xuất hiện của nó lại phụ thuộc vào hoạt động của con người.

Dạng địa hình thường gặp nhất là sườn núi. Các loại vật liệu có thể di chuyển với tốc độ khác nhau trên dạng địa hình này, chúng có thể trườn nhẹ hoặc trượt dồn dập với tốc độ đáng kể. Một sườn núi có thể bao gồm một hay nhiều phần tử cấu thành, bao gồm những gợn nhấp nhô, mặt bằng phẳng, sườn trơn, những mảnh vụn,... sự có mặt của các phần tử này liên quan đến khí hậu, loại đất, đá là những nhân tố tác động đến quá trình hình thành các sườn núi. Các vật liệu trái đất chảy, trượt hoặc rơi trên các sườn núi. Sự trượt đất xảy ra có sự kết hợp của quá trình chảy và trượt các vật liệu.

Tác nhân gây ra trượt đất được xác định bởi các yếu tố như độ dốc địa hình, lượng mưa (nước), loại vật liệu gốc (yếu tố thạch học), khí hậu, thảm thực vật, tác động của con người, giao thông, đô thị hóa, thời gian,… Nguyên nhân của hầu hết các vụ trượt đất là do sự tương tác giữa lực làm cho vật liệu trượt và lực chống lại sự di chuyển của vật liệu. Thường lực làm di chuyển

chủ yếu do khối lượng của vật liệu, còn lực cản sinh ra do sự biến dạng của vật liệu. Hệ số ổn định sườn dốc là tỉ số giữa lực cản và lực làm di chuyển vật liệu. Nếu tỉ số lớn hơn 1 thì sườn dốc được coi là vững chắc. Loại đất và đá trên núi ảnh hưởng đến cả dạng và tần số của các trận trượt đất.

Nước cũng góp phần quan trọng trong việc gây nên các trượt đất. Các dòng nước, hồ hay đại dương làm xói mòn các chân núi, làm tăng lực di chuyển các vật liệu. Mực nước tăng làm tăng khối lượng của lớp vật liệu nhưng việc tăng áp lực của nước làm giảm lực cản lên sự di chuyển của vật liệu. Sự tăng áp lực của nước xảy ra trước trượt đất và trong thực tế, nhiều trận trượt đất chính là hậu quả của việc tăng áp lực của nước lên các vật liệu một cách quá mức.

Tác động của con người đến cường độ và sự thường xuyên của các trận trượt đất có thể nói từ mức độ không đáng kể đến vô cùng lớn. Ở những nơi có trượt đất xảy ra mà không phụ thuộc vào tác động của con người, chúng ta cần phải nhận thức rõ để tránh những khu vực nguy hiểm hoặc đưa ra các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ. Ở những nơi mà hoạt động của con người làm tăng số lượng cũng như sự khốc liệt của các trận trượt đất, chúng ta phải giảm thiểu rủi ro này đến mức thấp nhất. Trong một số trường hợp, những đập nước, hồ chứa được xây dựng để làm tăng sự di chuyển nước ngầm vào trong núi. Hoạt động đốn gỗ ở những sườn núi không bền chắc sẽ làm tăng xói mòn đất. Ở những vùng đô thị hóa, việc quy hoạch các đồi núi để phát triển cũng làm tăng sự xói mòn.

Để giảm thiểu tối đa mối nguy hiểm của hiện tượng trượt đất, cần thiết phải có sự nhận biết, phòng chống và điều chỉnh quá trình này. Phải kiểm tra, dùng phương pháp bản đồ để xác định vị trí có nguy cơ xảy ra trượt đất. Khi nhận biết được nơi có khả năng xảy ra, cần khoanh vùng, chấm điểm, từ đó giảm thiểu được mối đe dọa. Việc ngăn chặn những vụ trượt đất

quy mô lớn rất khó khăn, nhưng việc đưa ra cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra sẽ làm giảm tác động đến mức nhỏ nhất, dù không thể tránh khỏi.

Sự am hiểu về mối đe dọa trượt đất của đa số con người là rất thấp nếu chưa từng có kinh nghiệm trước đó. Hơn nữa, những người dân cư trú gần

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 47 - 50)