Thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất dựa trên ảnh hưởng của yếu tố

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 75 - 78)

L ỜI CẢM ƠN iii 

3.3.2.Thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất dựa trên ảnh hưởng của yếu tố

7. Cấu trúc của luận văn 5 

3.3.2.Thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất dựa trên ảnh hưởng của yếu tố

yếu t thc ph

Khu vực thực nghiệm là một huyện miền núi nên yếu tố thực phủ bao gồm đầy đủ các cấp độ về phân loại thực phủ. Dữ liệu GIS là nguồn dữ liệu từ bản đồ địa hình được xây dựng từ 7 lớp đối tượng, trong đó có đối tượng thực phủ. Qua đó xác định được phạm vi từng vùng đối tượng là rừng, thảm cỏ, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất trống.

Sử dụng tư liệu ảnh viễn thám Landsat 7 nhằm hỗ trợ thêm cho việc xác định, cập nhật đối tượng thực phủ thông qua các bước sau:

- Xác định thông tin đối tượng là yếu tố thực phủ.

- Tăng cường chất lượng ảnh viễn thám nhằm làm tăng độ sáng, độ tương phản cũng như sự hài hòa về màu sắc của ảnh.

- Thông qua màu sắc của ảnh tăng cường, giúp cho sự nhận biết các đối tượng thực phủ trên ảnh viễn thám được tốt hơn, đảm bảo độ chính xác hơn.

Tích hợp thông tin từ hai nguồn tư liệu này giúp ta phân loại được thực phủ theo vùng đối tượng là rừng già, rừng non, cây bụi, cỏ, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất trống. Kết quả thu được bản đồ thực phủ.

Để đánh giá mức độ nhạy cảm gây trượt đất, trên cơ sở kế thừa các công trình đã nghiên cứu và tham khảo thêm ý kiến chuyên gia, tác giả phân chia những loại thực phủ như rừng già và đất nông nghiệp thuộc nhóm có cấp độ nhạy cảm rất thấp; những loại thực phủ là cây bụi, cỏ thuộc nhóm có cấp độ nhạy cảm thấp; đất phi nông nghiệp thuộc cấp độ nhạy cảm trung bình và những loại thực phủ là rừng non và đất trống có cấp độ nhạy cảm cao và rất cao như trong Bảng 3.5.

Bảng 3.5. Bảng phân loại cấp độ nhạy cảm của yếu tốđộ thực phủ

TT Loại thực phủ Cấp độ nhạy cảm

Nguy cơ

xảy ra trượt đất Trọng số

1 Rừng già, đất nông nghiệp 1 Rất thấp 0,07

2 Cây bụi, cỏ 2 Thấp 0,15

3 Đất phi nông nghiệp 3 Trung bình 0,25

4 Rừng non 4 Cao 0,50

5 Đất trống 5 Rất cao 0,75

Căn cứ vào số liệu trong bảng 3.6 đã thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất dựa trên ảnh hưởng của thực phủ như hình 3.22 (phân làm 5 cấp độ nhạy cảm theo từng mức nguy cơ xảy ra trượt đất).

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 75 - 78)