Ảnh hưởng của nguyên nhân chủ yếu gây ra trượt đất 25 

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 50 - 53)

L ỜI CẢM ƠN iii 

2.3.1.Ảnh hưởng của nguyên nhân chủ yếu gây ra trượt đất 25 

7. Cấu trúc của luận văn 5 

2.3.1.Ảnh hưởng của nguyên nhân chủ yếu gây ra trượt đất 25 

a - Ảnh hưởng của yếu tốđộ dốc đến trượt đất

Độ dốc địa hình, đặc biệt là độ dốc sườn là yếu tố tiềm năng quan trọng mang tính quyết định trong việc hình thành và phát sinh trượt đất. Độ dốc địa hình càng lớn, khả năng xảy ra trượt đất càng cao, sườn càng gồ ghề càng thuận lợi cho khe rãnh xói mòn phát triển và càng dễ phát sinh trượt đất. Phần lớn các vụ trượt đất đã xảy ra đều nằm trên những sườn có độ dốc lớn.

Độ dốc địa hình được thể hiện thông qua góc dốc, khi góc dốc α bằng 0° thì sẽ không xảy ra trượt.

b - Ảnh hưởng của yếu tố lượng mưa đến trượt đất

Mưa đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trượt đất.

Thực tế kiểm chứng cho thấy những vùng có lượng mưa lớn đồng thời cũng là những vùng hay xảy ra trượt đất. Để đánh giá ảnh hưởng của lượng

mưa trung bình năm đến trượt đất, căn cứ vào số liệu thống kê lượng mưa trung bình hàng năm cho khu vực nghiên cứu.

c - Ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách đến đường giao thông đến trượt đất

Qua khảo sát thực tế cho thấy, phần lớn các điểm trượt đất đều phân bố gần đường giao thông. Quá trình xây dựng đường giao thông làm mất ổn định của sườn dốc, từ đó dễ gây nên trượt đất. Các tuyến đường dễ xảy ra trượt đất thường là các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, nơi độ rộng đường đủ lớn để xe cơ giới vận hành qua lại. Sử dụng phương pháp xác định yếu tố khoảng cách tới các đường giao thông trong đánh giá trượt đất đã được nhiều tác giả nghiên cứu và đã đưa ra những kết quả khả quan.

d - Ảnh hưởng của yếu tố thủy hệđến trượt đất

Yếu tố thủy hệ cũng có những tác động không nhỏ đến nguyên nhân gây nên trượt đất. Nguồn nước mặt tại các con sông lớn tạo ra các dòng chảy với lưu lượng hàng tỷ m3/năm gây ra hiện tượng xói mòn tại chân các sườn dốc.

Bên cạnh đó, hệ thống các dòng suối, hệ thống tụ thủy tại các sườn dốc cũng góp phần không nhỏ làm phân rã kết cấu của sườn dốc, gây ra xói mòn và trượt đất.

e - Ảnh hưởng của yếu tố thực phủđến trượt đất

Thực phủ có vai trò làm tăng độ ổn định cho mái dốc nhờ tác dụng cơ học của rễ cây liên kết các thành phần của đất, điều hòa sự thay đổi đột ngột độ ẩm của đất trong mái dốc.

Thảm thực vật còn có tác dụng điều tiết dòng chảy, chuyển một phần nước mặt thành nước ngầm, giảm tác động đến quá trình trượt đất.

Vai trò của yếu tố thực phủ đối với việc bảo vệ đất, chống xói mòn là cực kỳ quan trọng. Ở những vùng đất yếu, nền đất không ổn định thì gia tăng

nguy cơ trượt đất và xói mòn nếu độ che phủ của rừng không đảm bảo hoặc hoạt động khai thác rừng không hợp lý.

Yếu tố thực phủ được xác định trên cơ sở dữ liệu GIS và so sánh, phân tích từ tư liệu ảnh viễn thám, kết hợp đối chứng tại thực địa để phân loại đối tượng thực phủ.

f - Ảnh hưởng của sử dụng đất đến trượt đất

Trong quá trình sử dụng đất, do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, việc xây dựng hạ tầng cơ sở đáp ứng nhu cầu đô thị hóa cùng với các hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản đã ảnh hưởng nhất định đến tính ổn định, tính bền vững của kết cấu địa chất. Từ đó, gây tác động đến các hiện tượng xảy ra trượt đất trong khu vực.

g - Ảnh hưởng của vỏ phong hóa đến trượt đất

Vỏ phong hóa là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị phong hóa do yếu tố thời tiết, khí hậu, tác nhân, sự vận động của tạo hóa như động đất, núi lửa,… qua quá trình thời gian kéo dài. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến hiện tượng trượt đất.

h - Ảnh hưởng của yếu tố thạch học đến trượt đất

Thành phần thạch học có tác động đến quá trình trượt đất.Nghiên cứu thạch học là đi nghiên cứu độ bền của lớp nền đất, đá gốc.

Tương quan giữa các nhóm đất, đá và sự xuất hiện trượt cho phép xây dựng bản đồ nguy cơ trượt đất thành phần và chỉ tính tới yếu tố nền đất hay đá. Mỗi loại nền đất hay đá tương ứng với một cấp độ trượt. Tầng dày của đất càng lớn và thành phần cơ giới chứa càng nhiều sét thì tiềm năng gây trượt đất càng cao.

Với thành phần thạch học như vậy đã ít nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động trượt đất của khu vực.

i - Ảnh hưởng của hoạt động đứt gãy đến trượt đất

Hoạt động đứt gãy thông qua các hiện tượng địa chấn. Các rung, lắc này sẽ là tác nhân làm giảm độ kết dính của đất, gây ảnh hưởng đến trượt đất.

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 50 - 53)