Thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất dựa trên ảnh hưởng của độ dốc địa hình 40

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 65 - 75)

L ỜI CẢM ƠN iii 

3.3.1.Thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất dựa trên ảnh hưởng của độ dốc địa hình 40

7. Cấu trúc của luận văn 5 

3.3.1.Thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất dựa trên ảnh hưởng của độ dốc địa hình 40

độ dc địa hình

Từ dữ liệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 với khoảng cao đều đường bình độ là 10m, tác giả thực hiện công tác liên biên bản đồ về tỷ lệ 1/50.000 bằng việc lấy, bỏ tổng hợp các đối tượng địa hình, địa vật, ký hiệu phù hợp quy định của loại bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000.

Thao tác trên phần mềm ArcMap 10.1 như sau: - Khởi động phần mềm ArcMap 10.1:

Hình 3.7 - Khởi động phần mềm ArcMap 10.1

- Nhập dữ liệu: Từ thanh công cụ , chọn:

Hình 3.8 - Nhập dữ liệu GIS vào phần mềm

Sau đó, sử dụng công cụ 3D Analyst của ArcMap 10.1 để xây dựng mô hình số độ cao (DEM) cho khu vực thực nghiệm thông qua biểu thị mô hình lưới tam giác không đều (TIN).

Hình 3.10 - Xây dựng mô hình DEM

- Chọn Create TIN From Features để tạo mô hình TIN:

Hình 3.11 - Tạo mô hình TIN

Chọn các lớp đối tượng là độ cao (Docao1) và đường bình độ (Binhdo)... Kết quả thu được sản phẩm DEM được biểu thị ở dạng mô hình TIN.

Từ bản đồ DEM, tiến hành thành lập bản đồ độ dốc theo quy trình từ TIN → Raster → Slope.

- Chuyển đổi từ TIN sang dữ liệu dạng ảnh (Raster) bằng cách sử dụng công cụ: ArcToolbox → 3D Analyst Tools → Conversion → From TIN → TIN to Raster:

Hình 3.13 - Chuyển đổi từ dữ liệu TIN sang Raster

- Lập bản đồ độ dốc từ bề mặt Raster bằng cách sử dụng công cụ: ArcToolbox → 3D Analyst Tools → Raster Surface → Slope:

- Lựa chọn đơn vị cho đối tượng thành lập:

Hình 3.15 - Lựa chọn đơn vị cho đối tượng thành lập

- Phân loại độ dốc theo góc dốc địa hình:

Hình 3.16 - Phân loại độ dốc theo góc dốc địa hình

Hình 3.17 - Gán các giá trị góc dốc địa hình theo từng ngưỡng

Sử dụng phương pháp nội suy khoảng cách tương đồng và phân chia 6 ngưỡng góc dốc, trên cơ sở tỷ lệ cơ cấu của từng giá trị góc dốc để lập bản đồ độ dốc:

Kết quả thu được bản đồ độ dốc:

Sau khi có bản đồ độ dốc, trên cơ sở áp dụng phương pháp tổng hợp, kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đây đã được công bố, kết hợp tham khảo ý kiến chuyên gia để phân tích tính chất, phân loại cấp độ nhạy cảm của khu vực nghiên cứu và xác định trọng số cho chúng. Giá trị trọng số thể hiện mức độ quan trọng của cấp độ nhạy cảm này so với cấp độ nhạy cảm khác như trong Bảng 3.4 dưới đây: Bảng 3.4. Bảng phân loại cấp độ nhạy cảm của yếu tốđộ dốc địa hình TT Góc dốc Cấp độ nhạy cảm Nguy cơ xảy ra trượt đất Trọng số 1 < 3° ÷ 6° 1 Rất thấp 0,10 2 6° ÷ 9° 2 Thấp 0,25 3 9° ÷ 12° 3 Trung bình 0,35 4 12° ÷ 15° 4 Cao 0,55 5 > 15° 5 Rất cao 0,80

Độ dốc địa hình là một trong những nguyên nhân chính, quan trọng và chủ yếu gây nên trượt đất. Quá trình trượt được bắt đầu khi thế cân bằng động của sườn dốc bị phá vỡ do tác động của nhiều nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Khi độ dốc địa hình càng lớn thì tạo ra thế năng càng cao, kết hợp với yếu tố lượng mưa gây xói mòn làm cho kết cấu địa hình bị thay đổi.

Căn cứ vào số liệu trong bảng 3.4 đã thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất dựa trên ảnh hưởng của độ dốc địa hình như hình 3.20 (phân làm 5 cấp độ nhạy cảm theo từng mức nguy cơ xảy ra trượt đất).

Sau khi thành lập được bản đồ trượt đất trên tuyến đường Hồ Chí Minh theo yếu tố độ dốc địa hình, tác giả tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các tiêu chí khác như như thực phủ, thạch học và thủy hệ để thành lập bản đồ cảnh báo trượt đất cho vùng thực nghiệm.

Một phần của tài liệu luận văn thành lập bản đồ cảnh báo nguy cơ trượt đất trên tuyến đường hồ chí minh (Trang 65 - 75)