Thực trạng việc áp dụng biện pháp bắt ngườ

Một phần của tài liệu Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh hà tây của cơ quan cảnh sát điều tra (Trang 57 - 62)

3. Quan điểm về việc xử lý người chưa thành niên phạm tộ

2.3.1.1. Thực trạng việc áp dụng biện pháp bắt ngườ

Bắt người là biện pháp ngăn chặn có tính đặc thù, thường được áp dụng liền trước các biện pháp tạm giữ hoặc tạm giam. Về nội dung biện pháp này, là hạn chế quyền tự do thân thể của người bị bắt trong một khoảng thời gian nhất định, với mục đích và ý nghĩa là ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội, không để cho đối tượng tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, ngăn chặn việc đối tượng cản trở quá trình điều tra xử lý, đảm bảo sự tham gia của họ trong các hoạt động tố tụng hình

sự. BLTTHS cho phép áp dụng biện pháp bắt người không chỉ đối với bị can, bị cáo mà cả những người chưa bị khởi tố hình sự. Việc cho phép mở rộng này là xuất phát từ yêu cầu thực tế của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

So với các biện pháp ngăn chặn khác được BLTTHS quy định thì bắt người là một trong những biện pháp nghiêm khắc nhất, đồng thời cũng được cơ quan CSĐT sử dụng phổ biến trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Theo số liệu thống kê của PC14 công an tỉnh, từ năm 2001, 2002, 2003, 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 cho thấy, số người chưa thành niên trên địa bàn bị bắt trong các trường hợp bắt cụ thể ở bảng 2.1.

Bảng 2.1: Số người chưa thành niên trên địa bàn tỉnh Hà Tây bị bắt từ năm 2001 đến 6 tháng đầu năm 2005

Năm Tổng số người bị bắt Số lượng người CTN bị bắt Trường hợp bắt Truy Quả tang Khẩn cấp Tạm giam 2001 1118 175 24 65 54 32 2002 1172 185 27 66 55 37 2003 1216 172 29 58 49 36 2004 1130 195 25 70 58 42 6/2005 815 143 22 53 43 25

Nguồn: PC14 - Công an tỉnh Hà Tây

Căn cứ vào số liệu thống kê, chúng ta thấy từ năm 2001 đến tháng 6/2005 toàn tỉnh có 5451 đối tượng bị bắt, trong đó người chưa thành niên bị bắt là 870 (chiếm 16% trong tổng số người bị bắt) cụ thể là 65 người bị bắt trong trường hợp quả tang chiếm 37%. Người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp là 54 chiếm 31%, người bị bắt trong trường hợp truy nã là 24 chiếm 14% và 32 người bị bắt trong trường

hợp bắt bị can để tạm giam chiếm 18% (năm 2001). Tính trung bình, số người chưa thành niên phạm tội bị bắt trên địa bàn tỉnh dao động trên dưới khoảng 172 đối tượng. Có năm tăng cao như năm 2004 là 195 đối tượng nhưng cũng có năm số lượng giảm đi rõ rệt như năm 2003 là 172 đối tượng và 6 tháng đầu năm 2005 là 143 đối tượng.

Trong các trường hợp bắt người chưa thành niên phạm tội như đã thống kê ở trên thì việc bắt người phạm tội quả tang chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể năm 2004 là 70 đối tượng, chiếm 36%, việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp thường dao động từ 28% đến 30%, như năm 2003 là 28% và 6 tháng đầu năm 2005 là 30%. Việc bắt người theo lệnh truy nã chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các trường hợp bắt.Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam thường dao động từ 18% đến 21%. Thực tế bắt người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan CSĐT xem xét một cách thận trọng, tỷ mỷ, khẳng định tính chính xác, đúng đắn ở mức độ cao, không có oan sai.

Nghiên cứu việc áp dụng biện pháp bắt người chưa thành niên phạm tội dưới góc độ pháp luật tố tụng hình sự và quá trình thực hiện của cơ quan CSĐT tỉnh thì việc bắt bừa, bắt ẩu, bắt người chưa đáng bắt, bắt người vì động cơ cá nhân đã được hạn chế. Việc tuân thủ những quy định của pháp luật về các trường hợp bắt, thẩm quyền, thủ tục được chấp hành nghiêm chỉnh, CQĐT cấp trên có sự hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng điều tra cấp dưới thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. Do vậy, kết quả được đã góp phần tích cực vào quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên thực hiện nói riêng.

Dưới góc độ nghiệp vụ, việc áp dụng biện pháp bắt người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi cơ quan chức năng thực hiện phải có sự sáng tạo, thông minh, phải áp dụng tốt các phương pháp chiến thuật nghiệp vụ của mình nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm, phòng ngừa việc gây khó khăn cho hoạt động điều tra, đồng thời cũng nhằm

mục đích tấn công tội phạm một cách kiên quyết, đảm bảo được yếu tố bí mật, bất ngờ, vừa bắt được đối tượng mà không xảy ra hậu quả đáng tiếc nào.

Thành quả này cho thấy, trong những năm qua cơ quan CSĐT công an tỉnh đã làm tốt một số vấn đề sau đây:

+ Đối với công tác chuẩn bị: Khi có vụ việc phạm tội xảy ra trên địa bàn tỉnh và đã xác định được thủ phạm, cấp trên trực tiếp chỉ đạo,yêu cầu cán bộ điều tra phải đưa ra được các thông tin cụ thể về đối tượng, đối tượng nào cần bắt trước, bắt sau, bắt trong trường hợp nào, các đặc điểm nhân thân, đặc điểm tình hình dân cư, địa điểm, địa bàn nơi bắt, hoàn cảnh gia đình, đặc điểm của một số thân nhân có quan hệ mật thiết với đối tượng. Thông qua đó, có kế hoạch chi tiết, xác định vị trí, vai trò của các thành viên khi thực hiện, cùng với những trang thiết bị hỗ trợ, và lực lượng phối kết hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tất cả các vấn đề này trước khi tiến hành, đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận để các thành viên đóng góp ý kiến, sau đó mới tiến hành thực hiện. Quá trình này trở thành quy trình công tác của cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Tây.

Khi thực hiện việc bắt đối tượng, cơ quan CSĐT đã vận dụng, xử lý linh hoạt và biết phối kết hợp một cách chặt chẽ, từng chi tiết như tạo tình huống, đặt các tín hiệu để thông báo di biến động của đối tượng, vị trí đứng của từng người khi thực hiện lệnh bắt, người đọc lệnh bắt, người theo dõi đối tượng, người giám sát khu vực lân cận và lực lượng dự phòng khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, lực lượng tiến hành bắt cũng đã tạo được sự đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân, lôi kéo được quần chúng nhân dân, cô lập được đối tượng cần bắt, tránh được sự ồn ào, tụ tập của nhiều người vì tò mò, hiếu kỳ gây ách tắc giao thông, cản trở việc bắt giữ và dẫn giải đối tượng, đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, đem lại niềm tin cho nhân dân đối với cơ quan CSĐT khi thực thi pháp luật.

Mặt khác, trong quá trình thực hiện lệnh bắt, lực lượng tiến hành thường có quá trình tiếp xúc với cán bộ địa phương, thôn xóm làm công tác tư tưởng, yêu cầu họ thu thập các thông tin về dư luận, địa bàn để giải quyết các vấn đề có thể xảy ra

cũng như việc giám sát, theo dõi các di biến động sau khi bắt đối tượng. Công việc này đã được cơ quan CSĐT công an tỉnh thực hiện một cách triệt để và thực tế nó đã phát huy một cách có hiệu quả. Điểm nổi bật trong việc bắt giữ đối tượng mà cơ quan CSĐT công an tỉnh đã thực hiện tốt đó là đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, trên cơ sở lựa chọn địa điểm bắt, phương pháp và cách tiếp cận địa bàn một cách hợp lý. Vừa bịt kín được những sơ hở thiếu sót, vừa đánh lạc hướng được đối tượng định bắt.

Ví dụ: Năm 2002, trong vụ bắt tên Lê Đính Quý (sinh năm 1985), là đối tượng có lệnh truy nã trong vụ án giết người và cướp tài sản xảy ra ở tỉnh Hà Tây. Biết được tên Quý vừa mới về nhà và có mang theo hung khí nóng, cơ quan CSĐT về các tội an ninh trật tự công an tỉnh đã dùng biện pháp "điệu hổ ly sơn", đưa 02 trinh sát vào nhà đối tên Quí với mục đích "giả trộm" để tên Quí biết, khi tên Quí phát hiện, tưởng là có trộm nên vội vàng cầm gậy đuổi theo mà không phát hiện được điều gì khác lạ, nên khi chạy đến đúng vị trí đã xếp đặt, lực lượng tiến hành đã bắt được tên Lê Đình Quý một cách an toàn và hiệu quả.

+ Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, cùng điều tra viên công an tỉnh đã thống nhất được với nhau về nội dung, biện pháp, cơ sở pháp luật và chiến thuật áp dụng. Đạt được điều này là do trình độ lãnh đạo, chỉ đạo của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, nắm vững được chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời biết phát huy tính sáng tạo của các điều tra viên.

Hiện nay, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các điều tra viên công an tỉnh cũng từng bước được nâng cao, lãnh đạo cơ quan CSĐT cũng rất chú trọng việc đào tạo, bổ sung kiến thức cho điều tra viên thông qua các lớp học ngắn hạn, dài hạn, do ngành tổ chức nên số điều tra viên công an tỉnh có bằng cấp, có kinh nghiệm thực tế qua tích lũy nhiều năm công tác đã phát huy hiệu quả. Đây là một trong những thế mạnh mà cơ quan CSĐT công an tỉnh duy trì tốt từ trước cho đến nay.

+ Chủ động định hướng được hoạt động bắt giữ đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra và ngăn chặn tội phạm trên địa bàn tỉnh cũng như các địa bàn lân cận giáp ranh.

+ Tình trạng bắt oan, sai, vi phạm các thủ tục tố tụng do ý chí chủ quan của điều tra viên công an tỉnh đã được giảm mạnh.

+ Khi thực hiện nhiệm vụ, cơ quan CSĐT đã có sự chuẩn bị chu đáo, đã khai thác được tối ưu các điều kiện, hoàn cảnh, lực lượng, phương tiện hỗ trợ đảm bảo cho việc bắt đối tượng một cách an toàn.

+ Đã có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng từ trinh sát địa bàn đến lực lượng bí mật tiếp cận đối tượng phục vụ tốt cho hoạt động điều tra.

Một phần của tài liệu Áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh hà tây của cơ quan cảnh sát điều tra (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)