3. Quan điểm về việc xử lý người chưa thành niên phạm tộ
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống những quy định của pháp luật có liên quan đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tộ
đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã nhấn mạnh:
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý, mọi công dân đều được bình đẳng trước pháp luật.
Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp. Phân định lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân cấp huyện. Đổi mới tổ chức, hoạt
động của Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức hỗ trợ tư pháp.
Xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Công chứng viên, Giám định viên, Luật sư có phẩm chất chính trị và đạo đức chí công vô tư, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh.
Những giải pháp về pháp luật trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Trong hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn, có một ý nghĩa hết sức quan trọng đó là phải xác lập được một cách hệ thống, đầy đủ các chế định tương ứng để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đây là một nội dung, yêu cầu của việc tăng cường pháp chế, đòi hỏi có pháp luật để tuân theo.
BLTTHS ngày 26/11/2003, đã quy định về các biện pháp ngăn chặn và đang dần được hoàn thiện. Thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong thời gian qua đã phát hiện được những thiếu sót, vướng mắc, những vấn đề mới nẩy sinh cần khắc phục. Đây là một trong những vấn đề phức tạp chúng tôi xin được nêu một số kiến nghị sau đây:
* Đối với biện pháp bắt người
Pháp luật tố tụng hình sự quy định việc bắt người ở ba trường hợp: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80 BLTTHS), bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS) bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã (Điều 82 BLTTHS). Các điều luật này đã xác định các căn cứ áp dụng, đối tượng bị áp dụng, thẩm quyền quyết định việc áp dụng và cả thủ tục tiến hành. Đây là cơ sở, chỗ dựa cần thiết cho quá trình áp dụng song có một số vấn đề bất hợp lý:
- Trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam: Đây là một chế định chứa đựng cùng lúc hai biện pháp ngăn chặn mà bộ luật tố tụng hình sự quy định đó là
biện pháp bắt (nghĩa là tước bỏ quyền tự do thân thể) và biện pháp tạm giam (ở đây mục tiêu trực tiếp trước mắt là đưa họ đến nơi giam giữ để họ không trốn, không có điều kiện để thực hiện tội phạm và đồng thời tạo điều kiện cho việc điều tra, truy tố, xét xử, và chấp hành án), do vậy đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn.
Như ở phần trên chúng tôi đã đề cập, pháp luật quy định điều kiện để áp dụng biện pháp này mà không tính đến tình trạng kết cục của việc áp dụng nó trong thực tế. Nghĩa là chỉ quy định có tính quy định ổn định đối với các đối tượng có đủ điều kiện bắt để tạm giam thỏa mãn những nội dung của khoản 1 Điều 80 và Điều 303 BLTTHS. Do vậy, khi áp dụng bắt là đúng pháp luật song dẫn đến tình trạng quá tải ở các trại tạm giam, không có khu vực giam riêng đối với người chưa thành niên vì vấn đề mất tương xứng giữa số lượng người bị bắt và điều kiện cơ sở vật chất để giam người bị bắt là người chưa thành niên phạm tội do đó cần sửa đổi.
- Trường hợp bắt người phạm tội quả tang: Điều 82 BLTTHS quy định việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã ở đây thể hiện tư tưởng chỉ đạo là khuyến khích, động viên quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động đấu tranh chống tội phạm. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này do quần chúng trực tiếp bắt giữ chiếm tỷ lệ rất cao. Trong việc bắt người phạm tội quả tang, khi thực hiện việc bắt có thể đối tượng bị bắt chống đối lại người bị bắt, hoặc vì sự tức giận ở mức độ cao của người tham gia bắt nên dẫn đến việc sử dụng vũ lực gây tổn hại sức khỏe cho người bị bắt. Người tham gia vào việc bắt có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, hoặc một loại tội phạm khác do đó cần thiết phải có quy định thêm một khoản trong Điều 82 BLTTHS đó là: "Không được gây thiệt hại vượt quá giới hạn cần thiết cho người bị bắt".
Một vấn đề nữa đó là khi xuất hiện các dấu hiệu được quy định trong Điều 82 BLTTHS thì "bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và tước vũ khí của người bị bắt". Việc bắt người phạm tội quả tang mang tính chất cấp bách không thể trì hoãn được mà phải bắt ngay, không phải thông qua kiểm tra, xác minh, chính vì vậy khi
áp dụng không thể có điều kiện xác định độ tuổi của người bị áp dụng, dễ dẫn tới vi phạm Điều 303 BLTTHS.
- Đối với quy định việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp: Mặc dù có nhiều ý kiến xung quanh chế định này, trên thực tiễn áp dụng đã góp phần tích cực vào việc ngăn chặn tội phạm, đã tấn công kịp thời, không để tội phạm xảy ra song những năm qua cũng tồn tại nhiều sai sót như bắt oan, bắt sai, bắt người không đáng bắt, lạm dụng bắt khẩn cấp dẫn đến việc vi phạm các quyền của công dân, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan thi hành pháp luật… Đã có các ý kiến đề nghị bỏ chế định này vì nó có những thực tiễn sai sót nêu trên và cho rằng nó không phù hợp với tính chất công khai trong trình tự tố tụng hình sự. Tuy nhiên, theo chúng tôi khẳng định sự tồn tại chế định này là một tất yếu vì:
+ Luật hình sự quy định các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm có giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm - đây là nội dung được luật ghi nhận.
+ Pháp luật hình sự cũng xác định trách nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị thực hiện tội phạm nghĩa là hậu quả pháp lý tất yếu của hành vi chuẩn bị phạm tội do họ thực hiện. Điều 17 BLHS quy định: "Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện".
+ Sự tồn tại tất yếu của một chế định tương ứng trong luật tố tụng hình sự là sự phù hợp giữa nội dung và hình thức thể hiện, do đó cần thiết có chế định quy định về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Tại khoản 3 của Điều 81 BLTTHS quy định: Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 Bộ luật này". Quy định này chưa thể đáp ứng đúng được.
Thứ nhất: Nội dung lệnh bắt đúng như phần mô tả trong khoản 2 Điều 80 BLTTHS là hợp lý.
Thứ hai: Trong trường hợp khẩn cấp, do tính cấp bách của việc phải áp dụng biện pháp ngăn chặn, thể hiện sự kịp thời ngăn chặn tội phạm, và việc áp dụng biện pháp này không cần sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành, việc bắt diễn ra ở bất kỳ nơi nào và thời gian nào không trừ thời gian là ban đêm cho nên không thể đáp ứng yêu cầu phải có đại diện chính quyền địa phương hoặc đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng chứng kiến được. Như vậy ở quy định này không phù hợp khi áp dụng trong thực tế. Nếu cứ viện dẫn đầy đủ như hiện nay sẽ buộc cơ quan áp dụng biện pháp ngăn chặn phải vi phạm thủ tục tố tụng.
Tại khoản 4 Điều 81 BLTTHS quy định:
Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp, phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.
Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại điều này. Nếu việc kiểm sát không phê chuẩn thì phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Thiết kế điều luật này là thiếu lôgic ở chỗ: việc bắt khẩn cấp do CQĐT quyết định và thi hành, do "sự việc đã rồi". Bắt thì cũng bắt rồi, sai hay đúng cũng đã tiến hành rồi, vậy xét phê chuẩn hay trả tự do vẫn là việc nhằm để quyết định cho việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác hay trả tự do chứ không có ý nghĩa đối với việc bắt khẩn cấp do vậy theo chúng tôi, nên gắn kèm cụm từ "việc giải quyết tiếp theo" vào sau cụm từ "xét phê chuẩn vì ở đây VKS chỉ có thể nhất trí cùng cơ quan đã bắt người để tạm giữ, hoặc xét tạm giam hoặc trả tự do.
Cũng tại Điều 81 BLTTHS quy định điểm b, điểm c trong khoản 2 về thẩm quyền được áp dụng biện pháp bắt khẩn cấp:
b. Người chỉ huy đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới.
c. Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay tàu biển đã rời sân bay, bến cảng. Quy định này cho thấy các vấn đề cần làm rõ sau đây:
Việc tàu biển rời khỏi bến cảng là thời điểm được tính từ đâu, hay là lúc người chỉ huy tàu biển xét không cần thiết quay tàu trở lại, hơn nữa sau khi bắt khẩn cấp họ phải tạm giữ người bị bắt nhưng tạm giữ có thực sự tuân thủ được quy định của điều luật không khi họ ở trên biển chưa thể đủ thời gian quay về bến cảng trong nước. Vấn đề xét phê chuẩn có thực hiện được bằng văn bản như hiện tại trực tiếp giao nhận được không? Do đó việc gửi văn bản phải thực hiện theo phương pháp thông tin hiện đại sử dụng hệ thống máy Fax. Một điều bất cập nữa đó là các cơ quan nêu trên được pháp luật giao cho quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này, về cơ cấu tổ chức họ không thuộc đối tượng đại diện CQĐT nào cả vậy thì xét phê chuẩn thuộc VKS cùng cấp nào? Trên cơ sở đó nên cho phép họ được báo cáo đến VKS nơi gần nhất là hợp lý hơn.
* Đối với chế định tạm giữ
Như chúng ta đã nghiên cứu ở phần những nhận thức lý luận về tạm giữ trong tố tụng hình sự cho thấy tạm giữ là việc cơ quan có thẩm quyền tước bỏ quyền tự do của một người buộc họ phải vào nơi giam giữ trong thời hạn ngắn và những người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc quả tang mà xét thấy cần có đủ thời gian để xác minh nhân thân, lai lịch, các tình tiết có liên quan để xác định tính chất mức độ tội phạm phục vụ cho việc quyết định khởi tố về hình sự hoặc trả tự do cho họ. Trong vấn đề này hoạt động của các đơn vị cơ sở như Công an các huyện, vừa có chức năng của CQĐT vừa có chức năng quản lý hành chính nên cùng chủ thể đó có quyết định tạm giữ trong tố tụng hình sự, có lúc quyết định tạm giữ hành chính. Vấn đề này lẫn lộn thiếu sự phân định cụ thể dẫn đến việc tạm giữ quá hạn, hoặc một số quan điểm hình sự hóa những vấn đề về dân sự, hành chính, kinh tế hoặc ngược lại. Vì vậy, cần có quy định cụ thể ở các cấp này có nhà tạm giữ riêng, ghi rõ phòng tạm giữ người vi phạm hành chính với nhà tạm giữ trong tố tụng hình sự.
Theo quy định của BLTTHS thì thời hạn tạm giữ tối đa là 9 ngày, trong thời hạn đó cơ quan ra lệnh và đề nghị gia hạn phải xác minh làm rõ các vấn đề có liên quan để quyết định các biện pháp tiếp theo. So với quy định này thì việc bắt người có lệnh truy nã và phải tạm giữ họ thì thời hạn trên sẽ không hợp lý, thông thường người bị truy nã thường tìm cách trốn đi xa nơi đã ra lệnh truy nã. Do đó, nơi khác bắt được phải tạm giữ và thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã biết để nhận người bị bắt, song vì những lý do khác nhau cơ quan này trong 9 ngày không đến nhận được thì việc tạm giữ sẽ bị coi là vi phạm quy định về tạm giữ, vì lẽ đó theo chúng tôi nên quy định CQĐT nơi bắt được đối tượng bị truy nã có quyền ra lệnh tạm giam để chờ cơ quan có thẩm quyền đã ra lệnh truy nã đến nhận người bị bắt, cơ quan này có trách nhiệm phải sắp xếp ngay việc tiếp nhận người bị bắt trong thời hạn ngắn nhất.
* Đối với chế định tạm giam
Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo khi có các điều kiện luật định nhằm tước bỏ quyền tự do thân thể và một số quyền lợi khác buộc họ phải bị giam giữ một thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, tạm giam bao gồm:
- Tạm giam để điều tra; - Tạm giam để truy tố;
- Tạm giam để xét xử (bao gồm tạm giam để chờ chuẩn bị xét xử và tạm giam trong thời gian phiên tòa tiến hành xét xử).
ở đây với chức năng của CQĐT nên chúng tôi chỉ xem xét vấn đề tạm giam để điều tra, chế định này đã được xác định theo BLTTHS năm 2003 theo quy định này thì đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam sẽ là:
- Bị can, bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý.
- Bị can, bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
- Bị can bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng do cố ý và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
- Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp đặc biệt.
Đây là một trong những thay đổi phù hợp, vì chúng ta đã nghiên cứu việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam và biện pháp tạm giam cả hai chế định này đều cho thấy sự có mặt của bị can, bị cáo tại trại giam. Nếu các quy định trước đây thì các đối tượng bị bắt, tạm giam sẽ tăng lên. Đó là lý do "việc quy định điều kiện để áp dụng biện pháp bắt để tạm giam và tạm giam là chỉ quy định mà không tính đến kết cục của tình trạng áp dụng nó". Đây chính là sự thay đổi làm giảm "đầu vào". Khi "sức chứa, nơi chứa" không thay đổi. Tuy nhiên, các chế định trên được thay đổi đòi hỏi phải tính toán cân nhắc đến tình trạng khác, đó là số lượng các đối tượng phạm tội không bị đưa vào trại tạm giam sẽ tăng lên, đối tượng này ở ngoài xã hội cần có biện pháp quản lý giám sát để ngăn ngừa họ phạm tội là một vấn đề khá phức tạp. Vậy nên áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, hoặc cho bảo lĩnh cần thiết áp