3. Quan điểm về việc xử lý người chưa thành niên phạm tộ
2.3.3.2. Những tồn tại trong việc tạm giam
các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Nó ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của người bị giam, là vấn đề nhạy cảm của đời sống xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà Việt Nam tham gia vào Công ước quốc tế về quyền trẻ em, song thực tế áp dụng biện pháp này còn có những vướng mắc nhất định:
- Về nhận thức, tư tưởng của cơ quan áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên là phải xác định đúng mục đích yêu cầu nhằm ngăn ngừa bị can tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho hoạt động điều tra, không vì mục đích trừng trị, hoặc là biện pháp làm trong sạch địa bàn để xem xét thi đua. Tránh tư tưởng lấy việc bắt, tạm giam là tạo điều kiện cho hoạt động điều tra dẫn đến sự quá tải, không đảm bảo quy chế tạm giam đối với người chưa thành niên.
- Cần phải nắm vững những quy định của pháp luật về người chưa thành niên, đồng thời xác định thiết chế tương ứng đi kèm để vận dụng đúng và đủ. Thực tế, việc áp dụng biện pháp này còn tùy tiện, không trên cơ sở những quy định của điều luật mà các chủ thể tiến hành đã tạo ra lý do để áp dụng, dựa vào ý thức cá nhân chưa tôn trọng thực tế khách quan vốn có của tài liệu. Đây là việc Điều tra viên đưa vào hồ sơ các yếu tố xác định điều kiện áp dụng bằng tài liệu thiếu chính xác, khách quan, không tuân thủ quy định của Điều 303 BLTTHS, các quy định pháp luật tương ứng thay đổi không kịp thời với tình hình thực tế.
- Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên chứa đựng vai trò là biện pháp nghiệp vụ chưa được quan tâm. Trên cơ sở vận dụng quy định của pháp luật về tạm giam chưa được CQĐT đánh giá đúng mức để nó trở thành phương tiện nghiệp vụ hữu hiệu. Như việc xây dựng đặc tình phục vụ điều tra; thời hạn tạm giam chưa đủ để xây dựng được đặc tình, hoặc xây dựng xong thì đặc tình phải chuyển đi trại cải tạo hoặc chấp hành hình phạt khác do đó Điều tra viên chỉ chú ý đến kết quả điều tra vụ án mà mình đang thụ lý chứ không phối hợp được với việc điều tra vụ án khác.
- Vướng mắc khác là điều tra viên sử dụng được đặc tình của lực lượng cán bộ quản lý trại tạm giam thì cũng rất khó khăn, phức tạp. Việc lựa chọn đặc tình là
người chưa thành niên lại là vấn đề khó hơn nhiều so với đặc tình là người đã thành niên, đây là vấn đề cần phải cân nhắc và lựa chọn cho phù hợp đảm bảo được yêu cầu điều tra và những quy định về tạm giam.
Tóm lại, việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người chưa thành niên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự là một điều cần thiết. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơ quan CSĐT tỉnh Hà Tây phải nâng cao hơn nữa hiệu quả tác dụng của biện pháp ngăn chặn để khắc phục những hạn chế như đã nêu ở trên.