3. Quan điểm về việc xử lý người chưa thành niên phạm tộ
2.3.1.2. Những tồn tại trong việc áp dụng biện pháp bắt người chưa thành niên phạm tộ
bàn tỉnh Hà Tây trong những năm qua. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, còn có những khó khăn, vướng mắc mà cơ quan CSĐT công an tỉnh đã gặp phải khi bắt người chưa thành niên phạm tội.
2.3.1.2. Những tồn tại trong việc áp dụng biện pháp bắt người chưa thành niên phạm tội thành niên phạm tội
Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê, qua các báo cáo tổng kết của PC14 công an tỉnh Hà Tây và khảo sát thực tế ở hai thị xã (Sơn Tây, Hà Đông) và một số huyện trong tỉnh, kết hợp trao đổi với các điều tra viên tham gia bắt người chưa thành niên phạm tội cho thấy vẫn còn một số tồn tại như sau:
- Việc bắt người ở một số huyện trong tỉnh, lực lượng tiến hành bắt còn có sự lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp quá nhiều. Lý giải vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng, vì tính cấp bách của sự việc đòi hỏi phải phản ứng nhanh, kịp thời nên cần phải xây dựng các tình tiết có tính cấp bách như việc đưa ra các thông tin về lời khai của người làm chứng, hoặc gợi ý để bị can này khai về bị can khác, về tình tiết này hay tình tiết khác.
Có quan điểm lại cho rằng, việc bắt khẩn cấp là đỡ phải chờ VKS phê chuẩn, mất thời gian mà cùng một lúc còn phải giải quyết nhiều vụ án nên bắt khẩn cấp sẽ thuận lợi hơn, dễ làm việc, đỡ phải đi xa xôi, tốn kém. Nhưng lý giải như thế nào chăng nữa thì đó là sự lạm dụng trường hợp bắt khẩn cấp, mặc dù có bắt đúng đối tượng nhưng lại bắt sai quy định ở Điều 303 BLTTHS, hơn nữa đây là một trong những biểu hiện bắt người vì động cơ cá nhân, vì tình trạng điều tra viên được khoán công tác phí, do đó đi lại nhiều sẽ tốn kém nên thường nảy sinh tư tưởng này. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 81 BLTTHS: "Khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" thì việc bắt khẩn cấp là cần thiết vì khi có sự việc xảy ra như vậy không ai dám chắc là không có hậu quả xảy ra. Nhưng tại điểm b, c khoản 1 Điều 81 BLTTHS lại quy định: "Xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn…". Đây là tình huống có vấn đề vì thế nào là "xét thấy "? Cho nên điều tra viên rất dễ lồng ý chí chủ quan của mình vào trong đó. Nó là một trong những vướng mắc, thể hiện ở cả hai vế của một vấn đề: Pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của điều tra viên.
- Việc bắt bị can để tạm giam: Mặc dù đã có sự ràng buộc của pháp luật là đòi hỏi phải có chữ ký của viện trưởng, phó viện trưởng VKS trước khi tiến hành. Nhưng qua nghiên cứu và số liệu thống kê vẫn thấy có vấn đề nảy sinh, đó là sự bất cập về tỷ lệ số lượng bị can bị bắt để tạm giam vào khoảng 18% đến 21%. Tỷ lệ này thấp hơn so với thực tế vì các trường hợp bị can không có dấu hiệu chống đối, không gây cản trở hoạt động điều tra hoặc hành vi của họ phạm vào các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và không thỏa mãn những quy định tại Điều 303 BLTTHS nên được áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác. Từ đó nảy sinh một số dạng vi phạm:
+ Do điều tra viên và kiểm sát viên quen biết nhau, thống nhất với nhau trong khi đề xuất biện pháp ngăn chặn bắt bị can để tạm giam. Do vậy dẫn đến việc
không vô tư trong hoạt động tố tụng, vi phạm những quy định tại Điều 303 BLTTHS.
+ Việc dùng giấy triệu tập để triệu tập bị can đến cơ quan hoặc đến trụ sở chính quyền địa phương, sau đó tuyên bố bắt đối tượng, nên việc mời người láng giềng hoặc người đại diện chính quyền địa phương chứng kiến sẽ không thực hiện được, điều tra viên tự mình hoàn tất mọi thủ tục theo trình tự pháp luật làm cho việc bắt đó không khách quan.
- Việc bắt người phạm tội quả tang: Luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp bắt, song cũng nảy sinh một số vấn đề:
+ Do cơ quan CSĐT thường tiếp nhận người bị bắt nhiều hơn là từ hoạt động của mình, do đó có liên quan đến nhiều vấn đề đi kèm như sự không thống nhất giữa VKS với CQĐT trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn tiếp theo hoặc lúc đầu VKS đồng ý nhưng sau lại không đồng ý.
+ Việc bắt người phạm tội quả tang thường có diễn biến cấp bách, đột xuất do đó không thể xác định ngay được độ tuổi của đối tượng. Đây là vấn đề mà luật tố tụng hình sự cần quy định cụ thể cho trường hợp bắt này.
+ Khi đối tượng bị bắt, thường những người có trách nhiệm hoặc có uy tín không có mặt kịp thời nên hay xảy ra tình trạng đánh đập người bị bắt ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của họ.
+ Việc bắt giữ người phạm tội quả tang ở các đơn vị xã phường còn đơn giản, xem như là hình thức cảnh cáo, đe dọa, sau đó là tha thứ, không mang tính giáo dục cao.
Tóm lại, qua phân tích những vấn đề nêu trên cho thấy, những tồn tại trong việc bắt người ở địa bàn tỉnh thời gian qua bao gồm:
- Việc bắt người chưa thành niên phạm tội chưa gắn kết với hoạt động điều tra và sự quá tải ở nhà tạm giữ, trại tạm giam.
- Xác định căn cứ để áp dụng các trường hợp bắt cụ thể còn lúng túng, có lúc trở nên sai phạm hay quá lạm dụng việc bắt khẩn cấp, không tuân thủ những quy định của Điều 303 BLTTHS.
- Thủ tục tố tụng có liên quan đến việc bắt người chưa thành niên chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quy định cụ thể thủ tục bắt cho đối tượng này.
- Chưa quan tâm đến việc bổ sung những điều kiện, tình huống, sự thay đổi của nền kinh tế - xã hội vào hoạt động chiến thuật bắt giữ người chưa thành niên phạm tội.
- Chưa có sự bắt nhịp với những quy định pháp luật trong BLHS, BLTTHS, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em, công ước quốc tế về quyền trẻ em của liên hợp quốc. việc tập huấn cho các điều tra viên ở địa phương chưa kịp thời về nội dung của BLHS đối với việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội.