3. Quan điểm về việc xử lý người chưa thành niên phạm tộ
2.3.5.1. Thực trạng việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh
Trong các báo cáo thống kê của CQĐT công an tỉnh không phân biệt cụ thể loại biện pháp này, nhưng qua trao đổi, tìm hiểu và phát hiện trong hồ sơ vụ án thì
biện pháp bảo lĩnh có được áp dụng song không nhiều, khoảng 146 trường hợp trong tổng số 870 đối tượng người chưa thành niên phạm tội chiếm 21%, chủ yếu là giao cho gia đình quản lý giáo dục. áp dụng biện pháp này, CQĐT thực hiện trên cơ sở sự tự nguyện của người nhận bảo lĩnh thông thường khi hoàn cảnh gia đình có tình huống nào đó, hoặc dịp tết cổ truyền vì tình cảm gia đình, quê hương nên họ đã đến CQĐT để xin bảo lĩnh cho con, em, người thân... của mình được về đoàn tụ cùng nhau. Đó là đặc điểm tâm lý của người nhận bảo lĩnh. Vấn đề này cần được CQĐT tỉnh khai thác để tác động lên tâm lý ý thức của bị can. Lấy đó làm nội dung giáo dục thuyết phục, góp phần nâng cao khả năng sử dụng phương pháp chiến thuật trong hỏi cung bị can.
Về mặt lý luận, bảo lĩnh là biện pháp rất ưu việt, thông qua đó sẽ lôi cuốn được người dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa,ngăn chặn tội phạm ở người chưa thành niên. Đồng thời gắn trách nhiệm giữa người nhận bảo lĩnh với người được bảo lĩnh và thể hiện được tình cảm, sự tin tưởng và quyết tâm, đền đáp không phụ lòng đối với người khác giúp mình. Trường hợp nếu tổ chức đứng ra bảo lĩnh thì đó là một hoạt động thể hiện được tình cảm của cộng đồng, tập thể đã không bỏ rơi người có hành vi phạm tội nhưng thực tế là rất ít. ở cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội chưa thể hiện được vai trò động viên, đồng cảm, thấu hiểu được nguyên nhân, điều kiện phạm tội của người chưa thành niên.
2.4.5.2.Những tồn tại trong việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh
- Những tồn tại trong quy định của pháp luật
Điều 92 BLTTHS quy định về bảo lĩnh nhưng chưa đầy đủ về điều kiện áp dụng. Do vậy khi áp dụng biện pháp dễ dẫn đến tùy tiện, có thể nảy sinh những tiêu cực, hoặc thiếu vô tư của điều tra viên.
Về điều kiện của người nhận bảo lĩnh phải được ghi nhận vào điều luật để làm căn cứ xét cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh, nhưng vấn đề này chưa có tài liệu hướng dẫn chính thống. Dẫn đến tình trạng, huyện này hay huyện khác còn áp dụng vì sự cả nể, hoặc vì lý do khác... Mà theo qui định người nhận bảo lĩnh phải có ít
nhất là hai cá nhân có đủ năng lực, phẩm chất để quản lý, giáo dục được bị can là người chưa thành niên mới đảm bảo. Hơn nữa phải có trách nhiệm pháp lý để ràng buộc họ với hoạt động này tránh tùy tiện, thiếu trách nhiệm sau khi được bảo lĩnh. Về việc tổ chức đứng ra bảo lĩnh, phải làm rõ trách nhiệm chính thuộc về ai trong tập thể đó đứng ra? Không thể áp dụng hình thức chia đều được, đây là vấn đề rất phức tạp, dựa vào uy tín của người đứng đầu trong tập thể thì họ ngại trách nhiệm cá nhân hoặc vì lý do khác mà từ chối...
Về trách nhiệm cá nhân, khi cá nhân vi phạm cam kết họ không quản lý, giám sát, giáo dục được bị can để bị can gây khó khăn cản trở cho hoạt động điều tra hoặc tiếp tục phạm tội thì cần phải có văn bản, hướng dẫn, thực thi....
- Những tồn tại trong thực tế áp dụng:
Việc áp dụng biện pháp này tạo ra mối quan hệ giữa 3 thành phần, sự giám sát điều chỉnh mối quan hệ này rất khó khăn, bên cạnh đó cộng đồng dân cư, hoặc cá nhân hay tổ chức đứng ra bảo lĩnh chưa thực sự hiểu được quy định của pháp luật về người chưa thành niên, đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên. Thực tế đã có trường hợp lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức vì mục đích cá nhân trong việc này.
Một thực tế khác là khi người nhận bảo lĩnh, vi phạm nghĩa vụ cam kết để bị can bỏ trốn chẳng hạn, vậy kinh phí cho việc truy bắt bị can ấy lại đặt vào vai trò chủ chi của nhà nước? Do vậy, có thể buộc họ phải kết hợp việc nhận bảo lĩnh với việc đặt một số tiền để sung vào công quỹ khi họ vi phạm cam kết để bảo đảm chi phí việc truy bắt. Những vấn đề nêu trên đang trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự. Bảo lĩnh thể hiện kết quả tác động tổng hợp lên nhận thức của bị can song cũng là một vấn đề của xã hội xem xét, nó như là một sự nương tựa, "ô che", nếu bản thân bị can được người có quyền chức đứng ra bảo lĩnh hoặc là con, cháu những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội?