3. Quan điểm về việc xử lý người chưa thành niên phạm tộ
1.2.5. Quan hệ phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát điều tra với các cơ quan khác trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa
quan khác trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội
Nhằm đảm bảo cho việc áp dụng những biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội đạt kết quả, cơ quan CSĐT phải phối kết hợp chặt chẽ với
các cơ quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng Cảnh sát trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định.
Tại Điều 26 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 quy định:
1. Quan hệ giữa các CQĐT với nhau, giữa CQĐT với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với nhau là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra. Các yêu cầu bằng văn bản của CQĐT phải được cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện.
2. Đối với sự việc có dấu hiệu phạm tội mà chưa xác định rõ thẩm quyền điều tra thì cơ quan nào phát hiện trước phải áp dụng ngay các biện pháp điều tra theo quy định của BLTTHS. Khi đã xác định được thẩm quyền điều tra thì chuyển vụ án cho CQĐT có thẩm quyền theo quy định của BLTTHS.
3. Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, sau khi khởi tố vụ án, áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thẩm quyền phải gửi ngay các quyết định đó cho VKS và thông báo cho CQĐT có thẩm quyền biết.
4. Các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm sát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, điều tra viên và thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động điều tra.
Ngoài mối quan hệ giữa các cơ quan nói trên thì mối quan hệ phối kết hợp đó còn được thể hiện với các cơ quan có liên quan khác. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin nêu một số mối quan hệ chủ yếu về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:
- Mối quan hệ giữa thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan CSĐT với điều tra viên khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội
Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan CSĐT là người có thẩm quyền ra lệnh hoặc ra các quyết định áp dụng một số biện pháp ngăn chặn nhất định. điều tra viên
là người trực tiếp giải quyết vụ án, là người chủ động trong việc đề xuất áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Do vậy các chủ thể này phải có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau. Cụ thể là:
+ Đối với thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan CSĐT, phải là những chuyên gia giỏi để có thể chỉ dẫn, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật đối với điều tra viên khi họ thực hiện quyền năng tố tụng của mình để có những quyết định chính xác.
+ Đối với điều tra viên là người trực tiếp giải quyết vụ án, chủ động trong việc đề xuất áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Đặc biệt, trong quá trình giải quyết những vụ án do người chưa thành niên thực hiện, điều tra viên phải có năng lực chuyên môn, hiểu biết về lứa tuổi chưa thành niên và trình độ pháp luật nghiệp vụ có liên quan đến người chưa thành niên để có thể đưa ra những đề xuất đúng đắn.
- Mối quan hệ giữa cơ quan CSĐT cấp trên với cơ quan CSĐT cấp dưới khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội
Theo quy định của pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì CQĐT cấp dưới chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của CQĐT cấp trên. Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ:
+ CQĐT cấp trên thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và thực hiện giám sát đối với CQĐT cấp dưới khi áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội.
+ Cơ quan CSĐT cấp huyện phải thường xuyên liên hệ, báo cáo với CQĐT cấp trên để có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.
- Mối quan hệ giữa cơ quan CSĐT chuyên trách với cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội
Theo Pháp lệnh tổ chức điều tra 2004 thì cơ quan CSĐT chuyên trách bao gồm cơ quan CSĐT về trật tự xã hội, cơ quan CSĐT về trật tự kinh tế và chức vụ,
cơ quan CSĐT về ma túy và văn phòng điều tra (Điều 9 Pháp lệnh tổ chức điều tra 2004).
Các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, trại tạm giam, trại giam (Điều 23 Pháp lệnh tổ chức điều tra 2004).
Các cơ quan này phải có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể là:
+ Đối với những vụ án đã rõ thủ phạm là người chưa thành niên thực hiện, hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn các dấu hiệu được quy định tại khoản 1 Điều 81 BLTTHS thì các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp.
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phát hiện thấy người chưa thành niên phạm tội quả tang thì phải ngăn chặn kịp thời, tiến hành lập biên bản, thu giữ những tài liệu vật chứng có liên quan đến hành vi phạm tội, khi xác minh có đủ điều kiện tạm giữ theo quy định tại Điều 86 và 303 BLTTHS thì ra lệnh tạm giữ. Trong giai đoạn điều tra ban đầu có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra và trong thời hạn 7 ngày kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án các cơ quan này phải chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan CSĐT. Cơ quan CSĐT phải có trách nhiệm tiếp nhận vụ án mà cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao cho. Việc quy định này là nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra khám phá tội phạm hoặc tiếp tục phạm tội. Đồng thời, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình đấu tranh ngăn ngừa phòng chống tội phạm.
- Mối quan hệ giữa CQĐT cấp tỉnh, CQĐT cấp huyện với công an cấp xã phường trong việc bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã
Trong thực tế, các trường hợp người chưa thành niên phạm tội quả tang do nhân dân bắt giữ chuyển đến công an phường xã thường chiến tỷ lệ rất lớn. Khi có những vụ việc như vậy đòi hỏi công an xã phường phải phân loại vụ việc phạm pháp, xác định đúng là người chưa thành niên phạm tội quả tang, thỏa mãn những quy định tại Điều 83, Điều 303 BLTTHS thì lập biên bản bắt người và giải người bị bắt đó lên đội CSĐT.
Ngược lại, khi CQĐT tiến hành bắt người chưa thành niên phạm tội ở địa bàn quản lý của công an xã phường thì CQĐT phải phối hợp với xã phường để đảm bảo việc bắt đối tượng đạt kết quả tốt. Làm được việc này một cách có hiệu quả đòi hỏi các bên phải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể:
+ Cơ quan CSĐT cấp tỉnh, cơ quan CSĐT cấp huyện phải thường xuyên hướng dẫn các quy định của pháp luật hiện hành về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội và chỉ đạo công tác nghiệp vụ cho công an cấp xã, phường.
+ Công an cấp xã phường phải thường xuyên trao đổi, tham khảo ý kiến, học hỏi pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, xin ý kiến hướng dẫn chỉ đạo của các cơ quan nói trên để thực hiện cho tốt hơn.
- Mối quan hệ giữa cơ quan CSĐT với trại tạm giam, nhà tạm giữ
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ:
+ Cơ quan CSĐT cần phải đảm bảo các quy định của pháp luật về bắt, tạm giam, tạm giữ như phải phải có lệnh viết đúng thủ tục, nội dung lệnh viết phải đúng căn cứ, đúng đối tượng và lệnh tạm giữ, tạm giam phải được gửi đến nhà tạm giữ, tạm giam đồng thời cơ quan CSĐT phải theo dõi việc tạm giữ, tạm giam.
+ Trại tạm giam, nhà tạm giữ phải chú ý theo dõi việc tạm giữ để thông báo cho cơ quan CSĐT biết những trường hợp gần hết hạn hay quá hạn tạm giữ, tạm
giam để đảm bảo việc giam giữ theo đúng những quy định của pháp luật và đúng với quy chế tạm giam, tạm giữ ban hành theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ: "Không được giam giữ chung buồng những người cùng một vụ án đang điều tra… không giam giữ chung buồng giữa những người chưa thành niên và những người đã thành niên".
Bên cạnh đó, việc phối kết hợp chặt chẽ này còn giúp cho CQĐT khám phá tội phạm được tốt hơn, nhất là những vụ án có đồng phạm.
- Mối quan hệ giữa cơ quan CSĐT với VKS
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, thì việc bắt bị can là người chưa thành niên để tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, tạm giam, đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo… thì phải được sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành (tại các điều 83, 87, 88, 93, 120 BLTTHS).
Trường hợp bắt khẩn cấp, mặc dù cơ quan CSĐT ra lệnh nhưng khi thực hiện xong lệnh bắt hay tạm giữ phải gửi báo cáo bằng văn bản kèm theo những tài liệu có liên quan để VKS phê chuẩn. Chính vì vậy, giữa cơ quan CSĐT và VKS cần trao đổi trước với nhau để áp dụng biện pháp ngăn chặn và phê chuẩn lệnh có căn cứ.
Nếu VKS không đồng ý với cơ quan CSĐT về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn thì VKS phải trả lời cho cơ quan CSĐT bằng văn bản và nêu rõ lý do không đồng ý cho cơ quan CSĐT biết. Đồng thời, trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra, VKS thường xuyên kiểm tra, giám sát việc bắt do cơ quan CSĐT tiến hành để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đúng đắn.
Tóm lại,người chưa thành niên phạm tội là một loại đối tượng đặc biệt, cần
phải quan tâm nghiên cứu khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với họ. Trên cơ sở pháp luật, cơ quan CSĐT phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, phải phối kết hợp với các cơ quan khác để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả.
Chương 2
Thực trạng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh hà tây của cơ quan Cảnh sát điều tra