Khái niệm nợ xấu

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 28 - 29)

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề nợ xấu ngày càng được quan tâm và chú trọng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 493/2005 QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định số 18/2007 QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, của tổ chức tín dụng ban hành theo quy định số 493/2005 QĐ- NHNN ngày 22/04/2005. Thông tư số 02/2013 TT-NHNN ngày 21 tháng 1 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

19

nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Theo đó, việc xác định, phân loại nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã bước đầu theo sát với thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Gần đây nhất, thông tư số 04/2019/TT-NHNN ngày 29 tháng 3 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thực hiện, xác định phân loại các khoản nợ thành 5 nhóm nợ dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng và định tính. Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Như vậy, về cơ bản thì những khoản nợ xấu là những khoản nợ được phân vào các nhóm nợ 3, 4 và 5 bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ, tổ chức tín dụng chủ động thực hiện hạch toán, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, các tổ chức tín dụng xem xét nợ xấu chủ yếu dựa trên cách đánh giá về khả năng thu hồi các món vay đối với các khoản nợ đã đến hạn nhưng chưa trả. Người ta ít quan tâm xem các món nợ đó đã quá hạn bao nhiêu ngày mà xem xét khả năng thu hồi nợ lúc này là bao nhiêu. Điều đó có nghĩa là một món vay cho dù mới chỉ quá hạn một ngày nhưng ngân hàng thấy rõ và xác minh được khả năng thua lỗ và có dấu hiệu của sự lừa đảo... thì món vay này được coi là nợ xấu.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)