Các nguyên nhân phát sinh nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 35 - 42)

ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu là các nguyên nhân xuất phát từ chính các ngân hàng thương mại. Những nguyên nhân này hoàn toàn có thể hạn chế nếu ngân hàng chặt chẽ hơn trong hoạt động quản lý kinh doanh của mình. Các nguyên nhân này bao gồm:

- Mức độ chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng trong từng thời kỳ.

Mỗi ngân hàng thường có quan điểm kinh doanh riêng, do đó mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng cũng khác nhau và đối với một ngân hàng, trong từng thời kỳ thì mức độ này cũng khác nhau.

Ban lãnh đạo của một ngân hàng thường đề ra mức rủi ro tối đa có thể chấp nhận được trong mỗi thời kỳ (gọi là khẩu vị rủi ro của ngân hàng). Do rủi ro chấp nhận càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn, nên có một số ngân hàng chấp nhận cho vay những dự án mạo hiểm để thu về lợi nhuận cao. Nếu ngân hàng thương mại lựa chọn đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên nhất thì cơ chế quản lý sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để bộ phận có liên quan tìm kiếm, quyết định những khoản cho vay, đầu tư có thu nhập kỳ vọng cao nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn; đồng thời các quy định về kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt là tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá khi quyết định cho vay cũng sẽ thấp hơn.

Ngược lại, nếu quan điểm kinh doanh của ngân hàng là lấy an toàn vốn làm mục tiêu chính thì các quy định về điều kiện cho vay, cơ chế quản lý tài sản trong việc thẩm định, xem xét trước khi ra quyết định cho vay, đầu tư sẽ chặt chẽ hơn, cụ thể hơn, các tiêu chuẩn để phục vụ cho việc ra quyết định, việc kiểm tra, giám sát cũng được đặt ở mức cao hơn. Các ngân hàng thương mại tùy thuộc vào khả năng nguồn vốn kinh doanh, khả năng quản lý của

26

mình mà lựa chọn khẩu vị rủi ro phù hợp với tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ. Nếu ngân hàng chọn mức rủi ro quá cao, ngân hàng sẽ dễ bị rơi vào tình trạng nhiều nợ xấu. Nếu ngân hàng chọn mức chấp nhận rủi ro thấp, ngân hàng sẽ ít bị nợ xấu hơn nhưng tương ứng với việc an toàn này là tỷ suất sinh lời sẽ thấp. Vì vậy, ngân hàng cần lựa chọn một mức độ chấp nhận rủi ro phù hợp nhất với ngân hàng mình.

- Sự yếu kém trong hoạt động quản lý của ngân hàng.

Sự yếu kém trong hoạt động quản lý của ngân hàng thể hiện ở một số nội dung như: chậm trễ trong việc ban hành, điều chỉnh các cơ chế, chính sách của ngân hàng cho phù hợp với tình hình kinh doanh từng thời kỳ; chỉ đạo nghiệp vụ không sâu sát, kịp thời; không có các chính sách phòng ngừa rủi ro hoặc có nhưng không hoàn thiện... Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận nên luôn gắn liền với rủi ro. Để đạt lợi nhuận cao, các ngân hàng không ngừng gia tăng dư nợ tín dụng trong khi chưa hoàn thiện được các chính sách tín dụng hoặc chính sách tín dụng không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ là nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu. Nợ xấu có thể phát sinh từ tất cả các khâu trong quá trình cấp tín dụng của NHTM bao gồm: giai đoạn thẩm định hồ sơ trước khi cho vay, quyết định cho vay, giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay của khách hàng. Ở giai đoạn thẩm định hồ sơ trước khi cho vay, việc không chấp hành nghiêm túc quy trình thẩm định tín dụng, thu thập hồ sơ dữ liệu của khoản vay không chính xác, việc phân tích hồ sơ tín dụng, đánh giá khách hàng và dự án vay vốn không kỹ, không tốt sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay, khả năng phát sinh nợ xấu trong tương lai cao hơn. Khi quyết định cho vay: Dựa trên những kết quả thu được của quá trình thẩm định hồ sơ của khách hàng, ngân hàng sẽ đưa ra quyết định cho khách hàng vay hay không. Tuy nhiên, việc ra quyết định

27

này cũng phụ thuộc khá nhiều vào nhận định của người ra quyết định. Nếu việc đánh giá, nhận định của người ra quyết định đúng thì rủi ro của khoản cho vay sẽ ít hơn, nếu việc đánh giá này sai thì nguy cơ dẫn đến nợ xấu có thể cao hơn.

Trong giai đoạn giải ngân và giai đoạn quản lý khoản vay sau khi giải ngân: Sau khi thực hiện giải ngân cho khách hàng, nếu ngân hàng không tuân thủ theo quy định tín dụng, buông lỏng việc kiểm soát, theo dõi về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, về việc kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và tài sản bảo đảm của khách hàng thì sẽ dễ dẫn đến khả năng phát sinh nợ xấu trong tương lai.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ngày nay trình độ công nghệ là yếu tố quan trọng trong tổ chức kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là đối với quản lý rủi ro tín dụng. Trình độ công nghệ thông tin của ngân hàng càng cao càng giúp ngân hàng thu thập, lưu giữ và cập nhật thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời nhất. Các phần mềm hỗ trợ đã trợ giúp cho ngân hàng sàng lọc những khách hàng, ngành nghề đang có mức độ rủi ro cao để từ đó có định hướng lựa chọn các nhóm đối tượng khách hàng phù hợp. Ở các nước phát triển, công nghệ ngân hàng cũng rất phát triển, đặc biệt là trong điều kiện có sự hỗ trợ hết sức hiệu quả của công nghệ thông tin như ngày nay. Công nghệ ngân hàng thể hiện ở mức độ tập trung thông tin, ở khả năng phân tích, xử lý thông tin, từ đó rút các kết luận, nhận định phục vụ cho quản trị ngân hàng như các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, tình hình phân bổ tài sản, mức độ tập trung rủi ro.... Công nghệ của ngân hàng còn thể hiện khả năng chi phối, kiểm soát đối với hoạt động của các bộ phận tác nghiệp. Ở mỗi trình độ công nghệ khác nhau

28

đều phải đòi hỏi một cơ chế quản lý khác nhau. Việc các cán bộ ngân hàng được sử dụng công nghệ hiện đại giúp cho cán bộ có thể tiếp cận, nắm bắt các thông tin đầy đủ kịp thời về các khách hàng, các khoản vay, nhờ đó hạn chế được rủi ro trong quá trình cung cấp các khoản tín dụng cho khách hàng và quản lý khoản vay của khách hàng.

-Trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng.

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của các cán bộ ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá, lựa chọn khách hàng cho vay. Cán bộ tín dụng phải tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Để đánh giá tốt khách hàng, họ phải am hiểu về các khách hàng, tình hình tài chính, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, đạo đức lối sống của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải có khả năng phân tích, dự báo các vấn đề liên quan đến khách hàng vay.

Như vậy, để thực hiện tốt công việc của mình, các cán bộ tín dụng phải có khối kiến thức về kinh doanh, có khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin, từ đó có thể đánh giá, nhận định xu hướng phát triển của các lĩnh vực kinh doanh trong nền kinh tế. Khi cán bộ tín dụng thực hiện cho vay đối với một khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu về lĩnh vực đầu tư của khách hàng, không thể đánh giá được khả năng thành công của dự án, khả năng hoàn trả gốc lãi của khách hàng thì cán bộ tín dụng đó không thể lường trước được các rủi ro tiềm ẩn của khoản tín dụng. Sự hạn chế trong chuyên môn của cán bộ ngân hàng thường dẫn đến một số thiếu sót trong quá trình thẩm định khách hàng như:

+ Không phân tích đầy đủ khả năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng. Sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều

29

vào ý tưởng kinh doanh và các quyết định của người lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu cho vay doanh nghiệp mà không đánh giá đúng khả năng của người quản lý sẽ dễ dẫn đến tổn thất.

+ Phân tích báo cáo tài chính không chính xác, đánh giá không đúng hiệu quả của dự án đầu tư: Một số doanh nghiệp có tình hình kinh doanh không tốt, dự án đầu tư không thực sự hiệu quả, nhưng vì đang cần vốn kinh doanh nên các doanh nghiệp này đã vẽ ra những báo cáo tài chính đẹp, những hiệu quả kinh tế cao, khả năng thành công cao của các dự án đầu tư. Nếu không có khả năng phân tích tốt, kiến thức thẩm định dự án đầu tư và những hiểu biết nhất định về các ngành nghề kinh doanh thì các cán bộ tín dụng hoàn toàn có thể mắc sai lầm, dễ dàng đánh giá sai về khả năng tài chính của khách hàng, đánh giá sai về hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó đưa ra các quyết định tín dụng sai, đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro tín dụng. Trong trường hợp khả năng tài chính của khách hàng quá kém, dự án đầu tư không hiệu quả, ngân hàng sẽ khó thu hồi vốn và lãi đầu tư, rơi vào tình trạng nợ xấu.

+ Việc xác định kỳ hạn trả nợ không chính xác: Dựa trên chu kỳ kinh doanh của khách hàng và luồng tiền từ dự án đầu tư, ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận các kỳ hạn trả nợ của khách hàng. Nếu trong quá trình thẩm định dự án, nhân viên tín dụng xác định sai thời điểm về của các luồng tiền hoặc sau khi giải ngân, ngân hàng không giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng, để khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến việc thực hiện dự án đầu tư không đúng theo kế hoạch ban đầu thì khách hàng khó có thể hoàn trả gốc và lãi theo đúng kỳ hạn đã cam kết, ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng đối với các khoản vay này.

30

Tín dụng ngân hàng là một nghề có nhiều sự cám dỗ. Với các khoản vay càng nhiều rủi ro và không đảm bảo những điều kiện tín dụng đặt ra, khách hàng vay thường bỏ ra những khoản “hoa hồng” rất lớn để có thể vay được tiền. Điều này dẫn tới tình trạng một số cán bộ tín dụng cố ý làm sai quy trình tín dụng, bỏ sót một vài bước trong quy trình hay giúp khách hàng vẽ hồ sơ vay vốn cho hợp lệ để nhằm nhận được những khoản "hoa hồng" từ khách hàng. Bởi vậy, những cán bộ tín dụng mà đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo, vì lợi ích cá nhân mà hy sinh lợi ích ngân hàng cũng sẽ dễ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Cơ chế trích lập quỹ dự phòng rủi ro không hợp lý.

Nguồn dự phòng rủi ro được trích lập hàng năm của ngân hàng là một nguồn quan trọng để bù đắp những mất mát khi không thu hồi được các khoản nợ. Quỹ này được dùng để xử lý các khoản nợ xấu theo danh mục cụ thể khi khoản nợ vay đó đáp ứng những điều kiện theo quy định của từng quốc gia. Mỗi quốc gia có đặc thù riêng nên cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của từng quốc gia cũng có sự khác biệt về nguồn trích lập, tỷ lệ trích lập và danh mục trích lập dự phòng rủi ro. Khi trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm đi, khả năng cho vay của ngân hàng cũng sẽ bị giảm tương ứng, do vậy các ngân hàng thường rích lập quỹ dự phòng này ít hơn so với yêu cầu thực tế. Sự bất hợp lý trong trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của ngân hàng là một trong các nguyên nhân làm cho nợ xấu không được xử lý dứt điểm khi xảy ra. Khối lượng nợ xấu ngày càng chồng chất khiến tình hình tài chính của ngân hàng ngày càng xấu, đe doạ hoạt động và làm suy giảm uy tín của ngân hàng. Nếu nợ xấu xảy ra quá nhiều, ngân hàng sẽ khó có thể xử lý kịp thời khi không có nguồn dự phòng này, gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán và thua lỗ lớn.

31

1.2.4.2. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế vĩ mô không ốn định.

Hoạt động của ngân hàng và khách hàng đều chịu tác động của môi trường kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp cho các hoạt động kinh doanh của khách hàng thuận lợi, do đó có thể hoàn trả các khoản gốc và lãi vay đúng kỳ hạn cho ngân hàng. Ngược lại, chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định, hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, không như dự tính ban đầu. Mặt khác, ngân hàng cũng rất khó có thể phân tích, dự báo chính xác hoạt động kinh doanh, tài chính của khách hàng trong tương lai cũng như khó có thể lường trước được những rủi ro khách hàng phải đối mặt do vậy mà ngân hàng không thể đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai, khi đó chất lượng tín dụng của ngân hàng không đạt yêu cầu.

- Thông tin trên thị trường không chính xác, đầy đủ, minh bạch và rõ ràng: Các thông tin kinh tế có vai trò rất quan trọng trong việc ra quyết định kinh doanh của cả khách hàng và ngân hàng. Việc các thông tin trên thị trường không chính xác, nhiều tin đồn thất thiêt làm lũng đoạn thị trường khiến cho việc kinh doanh của khách hàng bị ảnh hưởng không nhỏ. Việc thông tin không cân xứng, sai lệch và không kịp thời khiến cho các khách hàng và ngân hàng đánh giá không đúng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả của dự án đầu tư, đưa ra các quyết định không chính xác gây tổn thất vốn, không hoàn trả các khoản vay đúng kỳ hạn đã định.

- Khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, không có khả năng trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng: Việc kinh doanh của các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được như dự tính ban đầu. Khi rủi ro xảy ra, doanh nghiệp bị thua lỗ, tình hình tài chính kém đi nên không có khả năng thanh

32

toán các khoản vay cho ngân hàng đúng hạn. Đây là trường hợp mà cả ngân hàng và doanh nghiệp đều không mong muốn xảy ra. Để hạn chế rủi ro này xảy ra, ngân hàng cần xem xét kỹ tính khả thi của dự án, khả năng quản lý của khách hàng, đồng thời phải yêu cầu tài sản bảo đảm và bảo hiểm tiền vay hợp lý, phòng ngừa khi xảy ra trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp bị phá sản, không có khả năng trả nợ.

- Khách hàng chủ định lừa đảo ngân hàng, chây ỳ trong việc thanh toán nợ gốc và lãi vay: Trong kinh doanh, không phải khách hàng nào cũng có thiện chỉ trả nợ gốc và lãi sòng phẳng cho ngân hàng. Có những khách hàng chủ định lừa đảo ngân hàng để chiếm dụng vốn kinh doanh, có những ngân hàng có khả năng trả nợ nhưng lại cố tình chây ỳ không thanh toán các khoản nợ gốc, lãi khi đến hạn. Những khách hàng này mặc dù chỉ là một số nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Chính vì vậy, khi thẩm định hồ sơ tín dụng, cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu kỹ, đánh giá chính xác về đạo đức kinh doanh của chủ doanh nghiệp, cách hành xử của doanh nghiệp với các bạn hàng trong việc thanh toán tiền

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)