Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 115 - 116)

Ngân hàng Nhà nước đã rất quan tâm tới vấn đề xử lý nợ xấu của các NHTM bằng việc ra các văn bản hướng dẫn thực hiện xử lý nợ xấu. Để tạo điều kiện cho NHTM được chủ động thực hiện tốt hơn công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, NHNN cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

Quy định cụ thể các căn cứ và phương pháp để xác định nợ xấu của NHTM; Việc phân loại nợ và xác định nợ xấu phải dựa trên cơ sở đánh giá khách hàng theo hai tiêu chí: tình hình thanh toán nợ và tình hình tài chính của khách hàng, đặc biệt đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, chứ

106

không chỉ đánh giá, phân loại theo từng khoản nợ riêng lẻ.

Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó phát hiện các sai sót, xu hướng lệch lạc... để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.

Hậu quả của gánh nặng nợ xấu tồn đọng không phải chỉ do ngành ngân hàng gây ra mà đây còn là hậu quả của chính sách, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nước. Đề nghị NHNN Việt Nam báo cáo Chính phủ cần đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hóa các DNNN để tạo nên khu vực kinh tế mới năng động hiệu quả hơn. Nhà nước phải đặt vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng của các NHTM theo một chiến lược chung của Chính phủ để có thể thực hiện được tái cơ cấu ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM.

NHNN cần có cơ chế cho NHTM có quyền chủ động trong xử lý phát mãi tài sản thu hồi nợ, không quá lệ thuộc vào nhiều ngành, gây khó khăn chồng chéo, kéo dài thời gian xử lý nợ quá mức. Kiến nghị NHNN nghiên cứu trình Quốc hội, đưa vào Luật các tổ chức tín dụng quyền được trực tiếp phát mãi tài sản của bên cho vay trong quá trình thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 115 - 116)