Phòng ngừa phát sinh nợ xấu mới

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 110 - 112)

Đi đôi với việc xử lý dứt điểm nợ xấu, Chi nhánh VietinBank Hoàng Mai cần có biện pháp tích cực, phù hợp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nợ xấu mới có thể sẽ phát sinh. Đây là giải pháp thường xuyên, đặt ra ở tất cả các

101

khâu của quá trình hoạt động kinh doanh. Theo các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng do Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng công bố, mọi ngân hàng cần xây dựng một chiến lược hoặc kế hoạch rủi ro tín dụng, trong đó đề ra các mục đích để dẫn dắt các hoạt động tín dụng của ngân hàng và thông qua các chính sách và quy trình cần thiết để tiến hành các hoạt động đó.

Chi nhánh cần đề ra chiến lược kinh doanh tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Chiến lược này nên được Ban điều hành của hội sở chính xem xét lại hàng năm, phải lập được kế hoạch xu hướng tổng thể của hoạt động kinh doanh tín dụng.

Xây dựng các giới hạn tín dụng phù hợp với các ngành, sản phẩm, khu vực địa lý trên cơ sở các phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm trên thị trường đồng thời hạn chế rủi ro tín dụng do tập trung tín dụng vào một số lĩnh vực chủ yếu. Để làm được điều này Ban Quản lý tín dụng cần phối hợp với các Ban liên quan tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo sự phát triển của các ngành, thành phần, khu vực kinh tế từ đó đưa ra các giới hạn, hạn mức tín dụng phù hợp.

Nâng cao chất lượng thẩm định: Công tác thẩm định dự án còn có nhiều bất cập, cán bộ thẩm định ở chi nhánh nhiều khi chưa đánh giá hết được khả năng tài chính của người vay, khả năng thực hiện, quản lý dự án của khách hàng, khả năng tiêu thụ sản phẩm,... Có rất nhiều bài học đắt giá đã xảy ra khi thẩm định xét duyệt dự án. Chi nhánh cần áp dụng các chuẩn mực thẩm định tín dụng trong đó đề cập đến các chuẩn mực về rủi ro có thể chấp nhận được trong hoạt động tín dụng.

102

trực trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào. Cán bộ tín dụng phải thực hiện đủ việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động kiểm tra có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động kiểm tra cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.

Thường xuyên đánh giá khả năng hoàn trả nợ của khách hàng trên cơ sở theo dõi, giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, tình hình thanh toán các khoản nợ gốc, lãi theo định kỳ của khách hàng có đúng thời hạn hay không.

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự suy giảm trong khả năng trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ra sự suy giảm này, xem xét xem khách hàng có thể khắc phục được tình trạng này hay không để từ đó có phương án xử lý phù hợp nhằm ngăn chặn xảy ra nợ xấu cho ngân hàng. Nếu khách hàng chỉ tạm thời rơi vào tình trạng khó khăn nhưng khả năng hoàn trả nợ trong dài hạn của khách hàng được đảm bảo thì ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách hàng để khách hàng có thể vượt qua khó khăn hiện tại, tiếp tục thanh toán các khoản nợ gốc, lãi cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng hạn chế được rủi ro xảy ra nợ xấu. Trong trường hợp ngân hàng xác định khả năng hoàn trả của khách hàng suy giảm nghiêm trọng, khó có khả năng phục hồi thì phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp thu hồi nợ để hạn chế tối đa thiệt hại cho ngân hàng

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 110 - 112)