Giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả thông qua hoạt động phân tích, phân

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 105 - 106)

tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ

Việc giám sát nợ xấu cần được thực hiện giám sát với từng khoản vay và giám sát trên tổng thể danh mục tín dụng.

- Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Liên tục thực hiện chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của khách hàng vay, là công cụ giám sát tín dụng quan trọng. Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cần theo dõi được những dấu hiệu cho thấy khả năng diễn biến xấu đi của khoản tín dụng cũng như tình trạng khách hàng. Việc giám sát từng khoản vay cũng được thực hiện:

+ Việc rà soát và phân tích báo cáo tài chính cần được tiến hành một cách thường xuyên nhằm đánh giá đúng hoạt động của khách hàng vay vốn trong từng thời kỳ.

+ Thăm thực tế khách hàng: Để có một bức tranh rõ nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng thì bên cạnh việc phân tính các báo cáo tài chính của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng cần phải thường xuyên đi thực tế khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của nhà xưởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo cũng như nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hơn nữa việc đi thực tế còn có thể giúp ngân hàng kiểm chứng lại chất lượng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.

- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng – phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm phát hiện mức độ tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Ban quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng thường

96

xuyên tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ để có thể phát hiện sớm sự phát sinh của các khoản nợ xấu, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng do nợ xấu phát sinh.

Khi khoản nợ được xác định là nợ xấu, cán bộ tín dụng phải coi việc phân tích, phân loại nợ xấu là một công việc trọng yếu. Đối với từng khoản nợ xấu phải phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng cũng như thực trạng tài sản bảo đảm nợ vay, tìm ra nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ xấu, khả năng tài chính của khách hàng cũng như việc phát mại tài sản đảm bảo có thể thu nợ được bao nhiêu, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của con nợ... Từ đó, cán bộ tín dụng có thể biết được nguyên nhân phát sinh nợ xấu, khả năng khắc phục của khách hàng để đề xuất và thực hiện phương án giải quyết phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.

Việc phân tích, phân loại nợ xấu phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, định kỳ, khi phát hiện ra bất kỳ sự thay đổi nào phải báo cáo cấp trên và phải báo cáo về tình hình xử lý nợ, những khó khăn trong quá trình thực hiện về Hội sở chính để có phương án xử lý tối ưu nhất.

Ban xử lý nợ của chi nhánh cử một vài cán bộ vững vàng nghiệp vụ, thông hiểu từng khách nợ, có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ để kiểm tra, phân tích các khoản nợ xấu. Tiến hành phân tích trên nhiều góc độ khác nhau: theo thành phần kinh tế, theo phương thức cho vay, theo tài sản bảo đảm, theo mức độ rủi ro... để xác định đúng hướng xử lý các khoản nợ đó. Đồng thời kiểm tra tính pháp lý hồ sơ đề nghị xử lý nợ của các phòng tín dụng chuyển đến và tập hợp trình lên Ban xử lý nợ cấp trên. Trình tự này sẽ giúp cho công tác đánh giá và xử lý nợ xấu được chính xác, khả thi.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 105 - 106)