Những tác động của nợ xấu

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 31 - 35)

Nợ xấu là một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay của các tổ chức tín dụng không những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chính các ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.

1.2.3.1. Ảnh hưởng của nợ xấu tới hoạt động của ngân hàng

- Làm giảm nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.

Khi phát sinh một khoản nợ xấu, nguồn vốn của ngân hàng không được thu hồi vốn một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng thời hạn. Số vốn đó bị đóng băng một chỗ, không được đưa vào sử dụng tiếp tục vòng quay tín dụng của

22

ngân hàng. Sau đó, vòng quay vốn tín dụng giảm, tốc độ lưu chuyển vốn tín dụng của ngân hàng giảm, nguồn vốn để tiếp tục cho vay của ngân hàng bị giảm, thậm chí trong những trường hợp xấu, ngân hàng không thể thu hồi được các khoản nợ xấu này dẫn đến mất vốn kinh doanh. Như vậy, nợ xấu ảnh hưởng cả đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng cũng như lượng vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

Đặc trưng cơ bản của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy, nếu hoạt động tín dụng gặp rủi ro dẫn đến nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là các khoản tiền huy động từ dân cư, do đó ngân hàng luôn phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho các khoản gốc và lãi huy động. Khi nợ xấu xảy ra, ngân hàng không thể thu hồi được đầy đủ các khoản gốc và lãi cho vay đúng thời hạn, do đó làm chênh lệch thời hạn của các khoản thu hồi gốc lãi với các khoản phải thanh toán cho người gửi tiền. Nếu các khoản tiền chênh lệch này quá lớn, thậm chí vượt quá mức dự trữ của ngân hàng, ngân hàng hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng.

- Nợ xấu làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Khi ngân hàng không thể thu hồi các khoản cho vay gốc và lãi đúng hạn, doanh thu của ngân hàng giảm. Ngân hàng mất thêm các khoản chi phí cho việc quản lý khoản nợ vay quá hạn, chi phí thu hồi khoản vay... Khi các khoản vay trở nên xấu hơn, ngân hàng buộc phải trích lập các khoản dự phòng, thậm chí trong những trường hợp xấu, ngân hàng có thể không thu hồi được các khoản vốn và lãi cho vay, vì vậy chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng càng tăng cao, làm giảm sút đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng.

23

Trong khi không thu hồi được khoản vốn cho vay, ngân hàng vẫn buộc phải trả lãi huy động cho các nguồn vốn tài trợ cho các khoản cho vay đó nên nếu để tỷ lệ nợ xấu trong cơ cấu cho vay của ngân hàng quá lớn, ngân hàng sẽ không có lợi nhuận hoặc bị lỗ vốn, thâm hụt vào vốn sở hữu của ngân hàng. Như vậy, nợ xấu của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Những ngân hàng kiểm soát nợ xấu tốt dẽ thu được tỷ lệ lợi nhuận cao, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thường bị thua lỗ do chi phí trích lập dự phòng lớn.

- Tỷ lệ nợ xấu cao làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao tức là mức độ rủi ro của các tài sản có cao thì ngân hàng đó thường đứng trước nguy cơ đánh mất uy tín của mình trên thị trường. Không một khách hàng nào muốn gửi tiền vào một ngân hàng mà có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, có chất lượng tín dụng không tốt và gây ra nhiều vụ thất thoát lớn. Thông tin về việc một ngân hàng có mức độ rủi ro cao, khả năng thanh toán suy giảm thường được báo chí đưa tin và lan truyền trong dân chúng rất nhanh, điều này sẽ khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng dây chuyền là tất yếu.

- Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường, phát triển quy mô và hội nhập quốc tế của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng thể hiện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Nếu ngân hàng có nhiều nợ xấu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh chính, khó có khả năng thu hồi các khoản gốc và lãi cho vay. Tình trạng này kéo dài làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng sẽ bị giảm sút, hình ảnh, uy tín của ngân hàng không cao. Do vậy, ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc

24

huy động vốn kinh doanh, khả năng mở rộng thị trường của ngân hàng là rất kém. Đặc biệt, trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, các ngân hàng đứng trước thách thức cạnh tranh rất cao, đồng thời cũng có cơ hội phát triển mạng lưới hoạt động ra ngoài phạm vi lãnh thổ. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ xấu cao, vượt quá mức cho phép, ngân hàng rất khó trong việc chiếm được lòng tin của các khách hàng cả trong và ngoài nước. Vì vậy, ngân hàng sẽ mất vị thế trong cạnh tranh, đánh mất cơ hội tham gia thị trường tiền tệ quốc tế.

1.2.3.2. Ảnh hưởng của nợ xấu tới nền kinh tế

Ngoài việc tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nợ xấu cũng ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế.

- Nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các TCTD, qua đó làm giảm vòng quay của vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

- Các chi phí phát sinh do nợ xấu gây ra là rất lớn (bao gồm: chi trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý -xử lý nợ xấu và các chi phí khác liên quan). Những chi phí này không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho xã hội, làm giảm tổng lợi ích xã hội. Mặt khác, các khoản chi phí này làm giảm thiểu đáng kể, thậm chí gây lỗ cho các ngân hàng khi hạch toán kết quả kinh doanh dẫn đến nguồn thu của ngân sách nhà nước bị suy giảm, ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước, các hoạt động mang mục đích cộng đồng, thực hiện công bằng xã hội...

- Nợ xấu hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, hạn chế khả năng kinh doanh của các TCTD, qua đó ảnh hưởng đến nguồn cung vốn cho các doanh nghiệp, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ.

25

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 31 - 35)