Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 53 - 57)

1.4.1.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thực hiện quy trình xử lý nợ xấu theo 4 hoạt động như sau:

- Hoạt động 1: Nhận biết nợ xấu

Hội đồng quản trị và Ban Điều hành BIDV đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán bộ tín dụng trong công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng và nhận biết nợ xấu.

- Hoạt động 2: Đo lường nợ xấu

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV đã đáp ứng các điều kiện về xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNN. Đây là bước đi mới, nhằm tiếp cận từng bước với việc đo lường và tính toán rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ)... Ngoài ra, BIDV hiện đang sử dụng kết quả chấm điểm là một trong những tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng và là căn cứ để phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng và xác định mức cấp tín dụng đối với khách hàng. Đối với mỗi hạng khách hàng khác nhau, chi nhánh có mức ủy quyền phê duyệt tín dụng

44

khác nhau. Đồng thời, mức cấp tín dụng và tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với tài sản đảm bảo đối với mỗi khách hàng cũng được xác định dựa trên hạng tín dụng của khách hàng đó.

- Hoạt động 3: Ngăn ngừa nợ xấu

Xây dựng môi trường rủi ro tín dụng (RRTD) thích hợp và quy trình cấp tín dụng lành mạnh. Đồng thời, BIDV cũng triển khai thực hiện mô hình cấp tín dụng và quản lý RRTD tập trung theo Hiệp ước Basel II. Trên giác độ quản lý RRTD và xử lý nợ xấu có thể thấy, mô hình tổ chức cấp tín dụng của BIDV có những bước tiến đáng kể. Từ mô hình cấp tín dụng phân tán trên cơ sở ủy quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh ở mức khá cao, BIDV đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống theo mô hình cấp tín dụng tập trung, đảm bảo nguyên tắc phân tách độc lập giữa bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định và bộ phận phê duyệt, quyết định cấp tín dụng; quản lý thống nhất từ cấp trụ sở chính xuống chi nhánh, giảm thấp mức ủy quyền phán quyết đối với các chi nhánh.

Thành lập và phát huy vai trò của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hiện nay, mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ của BIDV được thiết lập theo chiều dọc. Tại trụ sở chính, phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện tham mưu, giúp việc Ban lãnh đạo về công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật và hệ thống quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tồn tại trong mọi hoạt động nghiệp vụ của các phòng, ban trụ sở chính và các chi nhánh. Như vậy, mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại BIDV khá chặt chẽ, với 3 vòng kiểm soát, từ nội bộ chi nhánh đến các cấp cao hơn. Điều này giúp cho công tác quản lý RRTD, xử lý nợ xấu được thực hiện một cách toàn diện hơn. Thực tế cho thấy, hoạt động của các bộ phận kiểm tra trong thời gian qua khá hiệu

45

quả, đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm của các đơn vị, các vi phạm có khả năng mất vốn, các rủi ro tiềm ẩn, để từ đó có biện pháp cảnh báo và xử lý tín dụng kịp thời để hạn chế RRTD, hạn chế nợ xấu.

- Hoạt động 4: Xử lý nợ xấu

BIDV xác định biện pháp XLNX đối với từng khách hàng phải được thực hiện khẩn trương, đồng bộ, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, xây dựng biện pháp thu nợ xấu cụ thể của từng đơn vị. Giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho các thành viên của Ban lãnh đạo Chi nhánh, từng phòng, từng tổ, từng cán bộ tín dụng theo thời gian cụ thể (tháng, quý, năm). Cụ thể:

+ Chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận trước mắt để tăng khả năng tự chủ tài chính.

+ Thực hiện cơ cấu lại nợ đối với những khách hàng có khả năng phục hồi và phát triển ổn định lâu dài nhưng gặp khó khăn tạm thời. Bám sát khách hàng, đặc biệt là các đơn vị đã cơ cấu để đôn đốc thu nợ nhằm giảm dần nợ xấu.

+ Phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi. Tìm biện pháp động viên khuyến khích khách hàng tích cực phối hợp giải quyết nợ xấu. Thực hiện chính sách khen thưởng thu hồi và XLNX hiệu quả, đem lại lợi ích cho BIDV.

+ Thu hồi và tích cực xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ thông qua các giải pháp cụ thể cho từng đơn vị có nợ nhóm 2, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro.

+ Bán nợ cho VAMC, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và cùng phối hợp nghiên cứu phương án thu hồi nợ xấu hiệu quả.

46

biện pháp: Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, thực hiện cơ cấu lại nợ đối với các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn tạm thời nhưng có khả năng phục hồi trong tương lại; Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời thu hồi nợ...

1.4.1.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Cũng như BIDV, quy trình xử lý nợ xấu tại Vietcombank được thực hiện như sau:

- Hoạt động 1: Bước nhận biết nợ xấu

Hiện nay, Vietcombank thường dựa vào thông tin về mức độ nghi ngờ về khả năng trả nợ, dựa vào thời gian quá hạn của khoản nợ. Định kỳ hàng quý, Vietcombank thực hiện rà soát, đánh giá lại việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, theo dõi chất lượng nợ để từ đó nhận diện được nợ xấu của Ngân hàng.

- Hoạt động 2: Bước đo lường nợ xấu

Trên cơ sở kết quả nhận diện, Ngân hàng tiến hành đo lường nợ xấu, đó là: mức độ rủi ro, khả năng không trả được nợ của khách hàng, đánh giá mức độ tác động của nợ xấu đến hoạt động, kết quả kinh doanh.

- Hoạt động 3: Ngăn ngừa nợ xấu

Sau khi đo lường được nợ xấu để giữ nợ xấu trong phạm vi mà Ngân hàng chấp nhận được, tức để hạn chế và ngăn ngừa nợ xấu, Vietcombank đã thực hiện: Xây dựng mô hình quản lý RRTD tập trung; Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro: trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ

47

thống; Thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng: bao gồm các khâu thẩm định, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay... việc thực hiện và quản lý nghiêm ngặt quy trình đã giúp cho Vietcombank phát hiện, chấn chỉnh, hạn chế và ngăn chặn kịp thời về nợ xấu, từ đó xây dựng các quy trình tín dụng sao cho hiệu quả nhất…

- Hoạt động 4: Xử lý nợ xấu

Định kỳ hàng quý, Vietcombank thực hiện rà soát và đánh giá lại việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro (XLRR) trong toàn hệ thống. Việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thuộc thẩm quyền của Hội đồng XLRR. Hội đồng XLRR được thành lập theo hai cấp: Cấp Trung ương (Hội đồng XLRR trung ương) tại Hội sở chính do Chủ tịch HĐQT làm Chủ tịch và cấp cơ sở (Hội đồng XLRR cơ sở) tại Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh làm Chủ tịch. Hội đồng XLRR Trung ương chịu trách nhiệm xem xét phê duyệt việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống Vietcombank.

Một phần của tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (vietinbank) chi nhánh hoàng mai giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)