Thời gian vô sinh

Một phần của tài liệu nhận xét kết quả chuyển phôi giai đoạn blastocyst tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện phụ sản trung ương từ 2006 đến 2008 (Trang 63 - 65)

4. Chương 4: BÀN LUẬN

4.1.3.Thời gian vô sinh

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi thời gian vô sinh < 5 năm là 57.6%, từ 5 - 10 năm là 36.4% và trên 10 năm chỉ có 6.0%. Thời gian vô sinh trung bình là 5.27 ± 4.03. Bệnh nhân đến điều trị sớm nhất là một năm và

muộn nhất là 19 năm. Như vậy, thời gian vô sinh trung bình của nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với thời gian trung bình trong nghiên cứu của Lê Thị Phương Lan (2007) là 5.5 năm [12], của Vũ Thị Bích Loan (2008) là 5.9 ± 4.3 [16], của Nguyễn Xuân Huy (2004) là 5.6 ± 3.5 [10].

So với các nghiên cứu của nước ngoài thì thời gian vô sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Mehmet là 13.5 năm [67], cao hơn của Evangelos G. Papanikolaou là 2.9 ± 0.2 [52].

Theo kết quả nghiên cứu thu được, thời gian vô sinh < 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này có thể giải thích trong nghiên cứu của chúng tôi đối tượng chuyển phôi giai đoạn Blastocyst chủ yếu là bệnh nhân trẻ tuổi. Đối tượng này thường có đáp ứng với kích thích buồng trứng tốt hơn, dự trữ buồng trứng tốt hơn nên các kết quả điều trị như số noãn chọc hút, số noãn thụ tinh, số phôi thu được cũng cao hơn do đó có điều kiện nuôi phôi và chuyển phôi giai đoạn Blastocyst.

4.1.4. Phác đồ kích thích buồng trứng

Theo kết quả nghiên cứu, phác đồ dài chiếm 78.8%, phác đồ ngắn chiếm 21.2%. Tại trung tâm HTSS của Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương việc sử dụng phác đồ điều trị phụ thuộc vào tuổi, dự trữ buồng trứng, các xét nghiệm đánh giá nội tiết của phụ nữ, đáp ứng của buống trứng trong những lần làm các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trước đó. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của bệnh nhân ≤ 35 chiếm 72.8%, do đó tỷ lệ sử dụng phác đồ dài được sử dụng nhiều hơn. Kết quả này cũng tương tự như kết quả trong nghiên cứu TTTON của Nguyễn Xuân Huy lần lượt là 85,7% và 14.3%, trong chuyển phôi ngày 3 của Vũ Thị Bích Loan là 75% và 25% [10],[16].

Chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào trong việc quy định sử dụng phác đồ KTBT cho tất cả các trung tâm, sử dụng phác đồ dài cho được nhiều nang noãn hơn, các nang noãn phát triển đồng đều hơn nhưng tỷ lệ ngừng điều trị

cũng cao hơn. Theo Mack Talbot tại trung tâm HTSS Monash (Australia) phác đồ ngắn được sử dụng có tính thường quy vì được nhiều bệnh nhân chấp nhận, thuận tiện. Tuy nhiên, khi điều trị bằng phác đồ ngắn chất lượng nang noãn kém hơn, các nang phát triển không đồng đều như trong sử dụng phác

đồ dài. Tại trung tâm HTSS của BVPSTW phác ngắn được chỉ định cho

những bệnh nhân lớn tuổi, dự trữ buồng trứng kém, hoặc buồng trứng đáp ứng kém với các lần điều trị trước đó [61],[51].

Một phần của tài liệu nhận xét kết quả chuyển phôi giai đoạn blastocyst tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện phụ sản trung ương từ 2006 đến 2008 (Trang 63 - 65)