2. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 U
2.5.2. Kết quả thụ tinh trong ống nghiệm và yếu tố ảnh hưởng
- Các giá trị:
+ Số lượng noãn chọc hút + Số lượng noãn thụ tinh + Số lượng phôi thu được
+ Số lượng phôi chuyển vào buồng tử cung
- Kết quả có thai: Được B.Hédon và CS đề cập và được áp dụng tại trung tâm HTSS của BVPSTW [42]:
+ Có thai sinh học: Sau 2 tuần chuyển phôi, xét nghiệm máu βHCG ≥ 25 UI/L thì được ghi nhận là có thai sinh học.
+ Có thai lâm sàng: Sau 4 tuần chuyển phôi, kết quả siêu âm bằng đầu dò âm đạo có sự xuất hiện của túi ối, phôi, tim thai thì được ghi nhận là có thai lâm sàng.
- Kỹ thuật chuyển phôi:
Ở đây chúng tôi muốn phân tích 2 khía cạnh đó là độ sạch của
catheter sau chuyển phôi và chuyển phôi dễ hay khó.
+ Độ sạch của catheter sau chuyển phôi: Theo tiêu chuẩn của trung tâm HTSS bệnh viện PSTW phân chia 3 mức độ:
* Sạch hoàn toàn: catheter sau chuyển phôi sạch, không có nhầy, máu, không sót phôi.
* Có nhầy: catheter sau chuyển phôi có nhầy. * Có máu: catheter sau chuyển phôi có máu.
+ Đặc điểm chuyển phôi: Chuyển phôi dễ là đưa nhẹ nhàng catheter vào buồng tử cung dễ dàng mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Chuyển phôi khó là không đưa được catheter nhẹ nhàng vào buồng tử cung mà phải sử dụng cặp cổ tử cung kéo, dùng thước đo thăm dò nong cổ tử cung.
- Độ dày nội mạc tử cung: Độ dày nội mạc tử cung được đo bằng siêu
âm đầu dò âm đạo vào ngày tiêm hCG. Theo tiêu chuẩn của trung tâm hỗ
trợ sinh sản BVPSTW:
* 2 điểm: Độ dày niêm mạc tử cung từ 8 - <14mm.
* 1 điểm: 7 mm ≤ độ dày niêm mạc tử cung < 8 mm. hoặc =14. * 0 điểm: Độ dày niêm mạc tử cung < 7 mm hoặc >14mm.