1.3.1. Yếu tố khách quan
Các tiêu chí đánh giá công chức được xây dựng còn chung chung, luật chỉ quy định về ngun tắc, chưa có một hệ thống các tiêu chí cụ thể, xác định dùng để đánh giá công chức cấp xã. Công chức xã làm việc ở cấp chính quyền thấp nhất, thường xuyên, hàng ngày tiếp xúc và trực tiếp giải quyết những công việc, thủ tục cho người dân; triển khai thực thi các chính sách của cấp trên. Vì vậy, đánh giá họ không thể áp dụng cứng nhắc những tiêu chí, phương pháp dùng cho đánh giá cơng chức các cấp chính quyền bên trên mà cần có hệ tiêu chí và phương pháp đánh giá cho phù hợp. Hiệu quả công việc của cơng chức khó đánh giá, bởi đó khơng chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn là hiệu quả về mặt xã hội đan xen nhau.
Xã là nơi tập trung đông dân cư nhưng bao gồm nhiều thành phần, đối tượng khác nhau rất đa dạng và phức tạp. Trình độ dân trí khơng đồng đều và phức tạp với đủ các thành phần xã hội, thường xuyên xảy ra những vấn đề
35
bức xúc, liên quan đến lợi ích của người dân mà cơng chức xã phải giải quyết như: Công tác quản lý hành chính, quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, đấu tranh với các loại tệ nạn xã hội, vi phạm về trật tự, an tồn giao thơng... cho nên công chức xã làm việc cả ngày thậm chí thường xun làm việc ngồi giờ nhưng vẫn chỉ được coi là công chức cơ sở nên nhiều công chức nảy sinh tư tưởng chán nản, ỷ lại.
Môi trường thực thi công vụ: Môi trường dân chủ, minh bạch sẽ khuyến khích cơng chức làm việc hết mình và cũng khuyến khích đánh giá khách quan, công tâm. Ngược lại môi trường thiếu dân chủ, thiếu minh bạch sẽ làm triệt tiêu những ý kiến đánh giá khách quan, khoa học. Mỗi công sở, mỗi vùng miền đều có những đặc điểm riêng về văn hóa, tính cách con người và đều có ảnh hưởng đến hoạt động cơng vụ của cơng chức. Cùng với đó là những vấn đề về cơ hội thăng tiến, sự ảnh hưởng của từng người trong cơ quan đều có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.